Vì sao việc Lào triển khai dự án xây dựng đập Xayaburi trên dòng chính tại hạ lưu sông MêKông lại được các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á quan tâm nhiều?

Vì sao việc Lào triển khai dự án xây dựng đập Xayaburi trên dòng chính tại hạ lưu sông MêKông lại được các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia và Việt Nam quan tâm nhiều đến vậy? Phải chăng vì chính hệ lụy mà nó tác động lên môi trường sinh thái, kinh tế, xã hội… là quá lớn? Tạp chí Thủy sản Việt Nam xin trích dẫn một ý kiến để giúp bạn đọc có được một góc nhìn tổng quan hơn về sự kiện này.

Ông Phạm Khôi Nguyên – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam

Việt Nam chính thức đề nghị nước bạn Lào trì hoãn 10 năm (*)

Ngoài đập thủy điện đầu tiên này vẫn còn 11 công trình thủy điện khác đang dự định xây dựng trên dòng chính sông MêKông. Nếu tất cả đều được xây và không đánh giá hết các tác động, việc ảnh hưởng tới khu vực ĐBSCL là rất lớn. Do vậy, chúng tôi rất quan ngại với việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông MêKông. Việt Nam đã chính thức đề nghị nước bạn Lào trì hoãn việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi trong 10 năm tới.           

(Nguồn: tuoitre.vn)

Ông Nguyễn Thái Lai – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam

Tác động sâu sắc tới ĐBSCL

Xây dựng công trình thủy điện trên dòng chính sông MêKông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên nước và gây sự quan tâm sâu sắc đến cộng đồng dân cư sống bên dòng sông. Các nhà đầu tư cho rằng đập thủy điện chỉ sử dụng nước và sau đó là trả lại nước cho dòng sông nên không có tác hại nhưng trên thực tế điều đó làm thay đổi chế độ dòng chảy sâu sắc, không còn là dòng chảy tự nhiên mà do con người điều chỉnh… Nếu cộng lũy tích của 12 công trình thủy điện thì tác động sẽ rất nghiêm trọng. Việc xây dựng thuỷ điện trên dòng chính MêKông được các chuyên gia đánh giá là có tác động sâu sắc tới ĐBSCL.   

tt634
Đập Xayaburi sẽ đe dọa đến sự tuyệt chủng của biểu tượng sông MêKông – cá da trơn

(Theo Monrre.gov.vn)