Với sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, nhu cầu nước cho các thành phố và cho ngành công nghiệp đang phát triển nhanh hơn nhiều so với nông nghiệp.
Ở một số vùng, cạnh tranh về nước không những thể hiện ở việc sử dụng nguồn nước sẵn có cho tưới tiêu mà còn ở việc mở rộng thêm diện tích tưới.
Chỉ trong nông nghiệp, nghề chăn nuôi, nghề cá nội địa và nuổi trồng thủy sản và cây trồng phi lương thực – bao gồm cả nhiên liệu sinh học, đã có sự cạnh tranh về sử dụng nguồn nước. Riêng việc tăng trưởng đều đặn trong nghề cá nội địa đã là một nhân tố gây cạnh tranh về tài nguyên nước.
Vấn đề cạnh tranh nguồn nước thường dẫn đến tình trạng mất nước đặc biệt cho những vùng dân nghèo đói sống phụ thuộc vào nước và những đối tượng dễ bị tổn thương khác. Hơn nữa, nước là nhân tố quan trọng nhất trong sản xuất, sinh hoạt và mưu sinh của hàng triệu hộ nông dân, ngư dân và người chăn nuôi.
Thủy điện, thủy sản và nông nghiệp khu vực sông Mekong
Sông Mekong là một trong những con sông đã trải qua những thay đổi nhanh chóng trong những năm qua. Thông báo gần đây của hiệp hội các nước thuộc lưu vực sông về việc xây dựng các đập nước, thủy điện trên sông đã đưa ra những lo ngại về việc liệu những dự án mới này sẽ rút ra được gì từ những bài học trong quá khứ để đảm bảo rằng tính hợp lý kinh tế và những tác động của môi trường sẽ được cân nhắc kĩ lưỡng. Thách thức chính cho toàn lưu vực chính là việc làm thế nào thiết kế được những nhà máy thủy điện có ít tác động tiêu cực nhất đến nghề cá. Sông Meekong chiếm 17% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt thế giới, và cá là một phần quan trọng trong chế độ ăn và thu nhập của dân cư trong lưu vực.
Chỉ trong nông nghiệp, nghề chăn nuôi, nghề cá nội địa và nuổi trồng thủy sản và cây trồng phi lương thực – bao gồm cả nhiên liệu sinh học, đã có sự cạnh tranh về sử dụng nguồn nước. Riêng việc tăng trưởng đều đặn trong nghề cá nội địa đã là một nhân tố gây cạnh tranh về tài nguyên nước.
Vấn đề cạnh tranh nguồn nước thường dẫn đến tình trạng mất nước đặc biệt cho những vùng dân nghèo đói sống phụ thuộc vào nước và những đối tượng dễ bị tổn thương khác. Hơn nữa, nước là nhân tố quan trọng nhất trong sản xuất, sinh hoạt và mưu sinh của hàng triệu hộ nông dân, ngư dân và người chăn nuôi.
Thủy điện, thủy sản và nông nghiệp khu vực sông Mekong
Sông Mekong là một trong những con sông đã trải qua những thay đổi nhanh chóng trong những năm qua. Thông báo gần đây của hiệp hội các nước thuộc lưu vực sông về việc xây dựng các đập nước, thủy điện trên sông đã đưa ra những lo ngại về việc liệu những dự án mới này sẽ rút ra được gì từ những bài học trong quá khứ để đảm bảo rằng tính hợp lý kinh tế và những tác động của môi trường sẽ được cân nhắc kĩ lưỡng. Thách thức chính cho toàn lưu vực chính là việc làm thế nào thiết kế được những nhà máy thủy điện có ít tác động tiêu cực nhất đến nghề cá. Sông Meekong chiếm 17% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt thế giới, và cá là một phần quan trọng trong chế độ ăn và thu nhập của dân cư trong lưu vực.
(Theo DWRM)