Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 6 (WWF6) đã bước sang ngày thứ 4 và chỉ còn 2 ngày nữa, các cuộc thảo luận và các phiên họp liên quan sẽ tạm khép lại. Trong bối cảnh gấp rút ấy, các tổ chức, đơn vị cũng đang nỗ lực đốc thúc các cuộc tiếp xúc, các hội nghị bàn tròn nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu cho vấn đề an ninh nguồn nước vốn ngày càng trở nên cấp thiết đối với hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Xin điểm lại một vài sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động của Diễn đàn để thấy rằng mọi nỗ lực vẫn đang tiếp tục được huy động.
Nước và biến đổi khí hậu – hai vấn đề không nên tách bạch
Sự kiện tiêu biểu đầu tiên có thể kể tới là cuộc hội nghị bàn tròn mang tên “Water and Adapting to Climate Change – The Road Ahead” (Nước và Thích ứng Biến đổi Khí hậu – Con đường thẳng tiến về phía trước) được tổ chức vào ngày 14/3 dưới sự chủ trì của Ủy ban nước quốc gia Mexico (Conagua)
Không chỉ tập trung vào các giải pháp cần được thực thi nhằm quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Hội nghị còn nhấn mạnh quản lý tài nguyên nước cần phải trở thành một phần quan trọng trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu chứ không nên tách biệt hai vấn đề vốn có quan hệ mật thiết với nhau.
Đặc biệt, cần thúc đẩy tầm quan trọng của vấn đề quản trị bởi biến đổi khí hậu liên quan tới quản trị nhiều hơn là chính phủ, vì thế để ứng phó với hiện tượng này, cần sự phối hợp hiệu quả giữa tất cả các chủ thể liên quan bao gồm cả khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.
Bên cạnh những đồng thuận thì một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất tại Hội nghị là làm cách nào cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ chính phủ các nước cũng như chính quyền địa phương thực thi tốt hơn các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. Mặc dù chưa đưa ra được phương thức hỗ trợ cụ thể, song hầu hết các đại biểu đều tán thành quan điểm, nếu chúng ta không hành động thì tổn thất về lâu dài còn nhiều hơn con số chúng ta bỏ ra cho hoạt động triển khai chiến lược.
Đề cao hợp tác công – tư
“Nên hay không nên hợp tác công – tư trong quá trình quản lý tài nguyên nước” cũng là một trong những chủ đề gây tranh cãi tại một phiên họp liên quan khác được tổ chức vào ngày 13/3.
Từng có kinh nghiệm khảo sát hoạt động quản lý nước tư nhân ở Philippin, bà Marie-Hélène Lauron, Điều phối viên hệ thống “Nước cho mọi người” nhận thấy có khá nhiều lỗ hổng khi nước trở thành thứ hàng hóa kinh tế thu lợi nhuận, đơn cử như các cam kết trong hợp đồng cung cấp nước không được tôn trọng, vấn đề tăng giá nước lên cao (từ 45% lên 80%) khiến một số cộng đồng bị loại ra khỏi mục tiêu tiếp cận nguồn nước uống, tình trạng cắt nước liên miên trên diện rộng, hay chất lượng nước không được đảm bảo…
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, lĩnh vực quản lý dịch vụ nước và vệ sinh công trên thực tế cũng không phải là phương thức quản lý hữu hiệu và không thể hiện được tính minh bạch, nói đúng hơn nó là một trong số nhiều công cụ giúp nhà nước vươn tới các mục tiêu kế hoạch đề ra. Do đó, chỉ có hợp tác công – tư mới có khả năng lấp đầy những lỗ hổng này. Và thực tế tại một số quốc gia như Senegal đã chứng tỏ tính khả thi của loại hình quan hệ hợp tác nêu trên.
Cần thận trọng trong quản lý tài nguyên nước
Khuyến nghị này được rút ra trong bản Báo cáo phát triển nước thế giới lần thứ 4 (WWDR4) – báo cáo đánh giá về thực trạng và tương lai của tài nguyên nước trên toàn cầu, do Chương trình Đánh giá Nước Thế giới (WWAP) phối hợp thực hiện cùng Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc (UNESCO), và được công bố đúng vào dịp diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Nước – ngày 12/3.
Đặt nước trong hàng loạt những nhân tố góp phần gây ra rất nhiều cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử nhân loại, Báo cáo khẳng định loài người cần chung tay quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên quý giá này trước những thách thức không dễ vượt qua như biến đổi khí hậu và từng bước hóa giải mọi mối căng thẳng, xung đột liên quan, nhất là vấn đề hợp tác quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới giữa các quốc gia cùng khu vực.
Đặc biệt, trong khi 40% dân số thế giới vẫn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nước xuyên quốc gia, và rằng tăng trưởng dân số (70% vào năm 2050) sẽ dẫn tới sự gia tăng nhu cầu lương thực trên toàn cầu (70% vào năm 2050) cũng như tăng mức tiêu thụ năng lượng (49% vào năm 2035), WWDR4 khuyến cáo các nước nên xây dựng những sáng kiến tiếp cận, quản lý nguồn nước một cách thận trọng hơn, đặt dưới góc nhìn kinh tế – xã hội – môi trường.
Sự kiện tiêu biểu đầu tiên có thể kể tới là cuộc hội nghị bàn tròn mang tên “Water and Adapting to Climate Change – The Road Ahead” (Nước và Thích ứng Biến đổi Khí hậu – Con đường thẳng tiến về phía trước) được tổ chức vào ngày 14/3 dưới sự chủ trì của Ủy ban nước quốc gia Mexico (Conagua)
Không chỉ tập trung vào các giải pháp cần được thực thi nhằm quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Hội nghị còn nhấn mạnh quản lý tài nguyên nước cần phải trở thành một phần quan trọng trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu chứ không nên tách biệt hai vấn đề vốn có quan hệ mật thiết với nhau.
Đặc biệt, cần thúc đẩy tầm quan trọng của vấn đề quản trị bởi biến đổi khí hậu liên quan tới quản trị nhiều hơn là chính phủ, vì thế để ứng phó với hiện tượng này, cần sự phối hợp hiệu quả giữa tất cả các chủ thể liên quan bao gồm cả khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.
Bên cạnh những đồng thuận thì một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất tại Hội nghị là làm cách nào cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ chính phủ các nước cũng như chính quyền địa phương thực thi tốt hơn các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. Mặc dù chưa đưa ra được phương thức hỗ trợ cụ thể, song hầu hết các đại biểu đều tán thành quan điểm, nếu chúng ta không hành động thì tổn thất về lâu dài còn nhiều hơn con số chúng ta bỏ ra cho hoạt động triển khai chiến lược.
Đề cao hợp tác công – tư
“Nên hay không nên hợp tác công – tư trong quá trình quản lý tài nguyên nước” cũng là một trong những chủ đề gây tranh cãi tại một phiên họp liên quan khác được tổ chức vào ngày 13/3.
Từng có kinh nghiệm khảo sát hoạt động quản lý nước tư nhân ở Philippin, bà Marie-Hélène Lauron, Điều phối viên hệ thống “Nước cho mọi người” nhận thấy có khá nhiều lỗ hổng khi nước trở thành thứ hàng hóa kinh tế thu lợi nhuận, đơn cử như các cam kết trong hợp đồng cung cấp nước không được tôn trọng, vấn đề tăng giá nước lên cao (từ 45% lên 80%) khiến một số cộng đồng bị loại ra khỏi mục tiêu tiếp cận nguồn nước uống, tình trạng cắt nước liên miên trên diện rộng, hay chất lượng nước không được đảm bảo…
Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, lĩnh vực quản lý dịch vụ nước và vệ sinh công trên thực tế cũng không phải là phương thức quản lý hữu hiệu và không thể hiện được tính minh bạch, nói đúng hơn nó là một trong số nhiều công cụ giúp nhà nước vươn tới các mục tiêu kế hoạch đề ra. Do đó, chỉ có hợp tác công – tư mới có khả năng lấp đầy những lỗ hổng này. Và thực tế tại một số quốc gia như Senegal đã chứng tỏ tính khả thi của loại hình quan hệ hợp tác nêu trên.
Cần thận trọng trong quản lý tài nguyên nước
Khuyến nghị này được rút ra trong bản Báo cáo phát triển nước thế giới lần thứ 4 (WWDR4) – báo cáo đánh giá về thực trạng và tương lai của tài nguyên nước trên toàn cầu, do Chương trình Đánh giá Nước Thế giới (WWAP) phối hợp thực hiện cùng Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc (UNESCO), và được công bố đúng vào dịp diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Nước – ngày 12/3.
Đặt nước trong hàng loạt những nhân tố góp phần gây ra rất nhiều cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử nhân loại, Báo cáo khẳng định loài người cần chung tay quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên quý giá này trước những thách thức không dễ vượt qua như biến đổi khí hậu và từng bước hóa giải mọi mối căng thẳng, xung đột liên quan, nhất là vấn đề hợp tác quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới giữa các quốc gia cùng khu vực.
Đặc biệt, trong khi 40% dân số thế giới vẫn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nước xuyên quốc gia, và rằng tăng trưởng dân số (70% vào năm 2050) sẽ dẫn tới sự gia tăng nhu cầu lương thực trên toàn cầu (70% vào năm 2050) cũng như tăng mức tiêu thụ năng lượng (49% vào năm 2035), WWDR4 khuyến cáo các nước nên xây dựng những sáng kiến tiếp cận, quản lý nguồn nước một cách thận trọng hơn, đặt dưới góc nhìn kinh tế – xã hội – môi trường.
(Theo DWRM)