Ngày 10/2, tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cơ quan Phát triển Bỉ đã tổ chức họp về dự án “Nâng cao năng lực đánh giá và quản lý tài nguyên nước Việt Nam” (CAPAS) do Cơ quan Phát triển Bỉ hỗ trợ, được triển khai tại 7 tỉnh.
Bảy tỉnh được triển khai dự án trên gồm Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận. Theo đó trong năm nay Bỉ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua các dự án tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Ông Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, sau dự án này cần phải xác định được cách viết một báo cáo tài nguyên nước gồm những nội dung gì? Để làm được điều đó, cần phải xác định các loại báo cáo tài nguyên nước khác nhau. Cụ thể là, báo cáo của các Sở đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh, các Sở báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau đó Bộ báo cáo lên Chính phủ.
Với cách báo cáo ấy sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt thông tin dễ dàng và đưa ra quyết định chính xác đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, điều hành. Dự án này đã hướng dẫn sử dụng quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức cho các Sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước.
Cố vấn trưởng Dự án CAPAS, ông Martin Junker cho biết dự án này, xây dựng một kế hoạch hành động bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là bảo vệ nước dưới đất. Từ những kết quả đã đạt được năm 2011, năm 2012, Bỉ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam củng cố mạng lưới quan trắc tại 7 tỉnh là Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận.
Mỗi địa phương sẽ được trang bị các thiết bị quan trắc như thiết bị đo lưu lượng và mặt cắt sông để xác định các chỉ số ô nhiễm nước mặt và nước dưới mặt đất. Qua đó sẽ góp phần hỗ trợ công tác báo cáo và dự báo các xu hướng, nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước.
Nhân sự kiện ngày nước thế giới 22/3 sắp tới, Bỉ cũng sẽ hỗ trợ các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách hỗ trợ các địa phương tổ chức các hội thảo, chương trình giúp mọi người hiểu rõ tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước.
Theo các nhà khoa học, ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua nước thải sinh hoạt, công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm vào lòng đất.
Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn người dân sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt hàng ngày mà chưa qua xử lý hoặc thông qua các phương pháp xử lý thô sơ. Việc ô nhiễm nước mặt và nước dưới đất với các chất ở thể lỏng và thể rắn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cân bằng sinh vật./.
Ông Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, sau dự án này cần phải xác định được cách viết một báo cáo tài nguyên nước gồm những nội dung gì? Để làm được điều đó, cần phải xác định các loại báo cáo tài nguyên nước khác nhau. Cụ thể là, báo cáo của các Sở đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh, các Sở báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau đó Bộ báo cáo lên Chính phủ.
Với cách báo cáo ấy sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt thông tin dễ dàng và đưa ra quyết định chính xác đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, điều hành. Dự án này đã hướng dẫn sử dụng quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức cho các Sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước.
Cố vấn trưởng Dự án CAPAS, ông Martin Junker cho biết dự án này, xây dựng một kế hoạch hành động bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là bảo vệ nước dưới đất. Từ những kết quả đã đạt được năm 2011, năm 2012, Bỉ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam củng cố mạng lưới quan trắc tại 7 tỉnh là Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận.
Mỗi địa phương sẽ được trang bị các thiết bị quan trắc như thiết bị đo lưu lượng và mặt cắt sông để xác định các chỉ số ô nhiễm nước mặt và nước dưới mặt đất. Qua đó sẽ góp phần hỗ trợ công tác báo cáo và dự báo các xu hướng, nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước.
Nhân sự kiện ngày nước thế giới 22/3 sắp tới, Bỉ cũng sẽ hỗ trợ các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách hỗ trợ các địa phương tổ chức các hội thảo, chương trình giúp mọi người hiểu rõ tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước.
Theo các nhà khoa học, ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua nước thải sinh hoạt, công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm vào lòng đất.
Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn người dân sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt hàng ngày mà chưa qua xử lý hoặc thông qua các phương pháp xử lý thô sơ. Việc ô nhiễm nước mặt và nước dưới đất với các chất ở thể lỏng và thể rắn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cân bằng sinh vật./.
Tác giả bài viết: Thanh Hương-T.Hà
Nguồn tin: TTXVN