Kết quả của nghiên cứu xác lập mô hình quản trị tài nguyên nước thông minh, phát triển tài nguyên nước

Quản trị tài nguyên nước thông minh bản chất là sự kết hợp giữa mô hình quản trị tài nguyên nước tổng hợp với thông tin và truyền thông. Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ :"Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập mô hình quản trị tài nguyên nước thông minh, phát triển tài nguyên nước phù hợp với điều kiện ở Việt Nam" do Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện với mục tiêu xác lập được mô hình quản trị tài nguyên nước thông minh, phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông lớn ở Việt Nam; và đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản trị và phát triển tài nguyên nước.

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, kinh nghiệm quốc tế và các ngành về quản trị thông minh và phát triển tài nguyên nước (TNN), Đề tài đã xác lập được mô hình quản trị tài nguyên nước thông minh, phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông lớn ở Việt Nam; cho địa phương và khu vực doanh nghiêp.

Các bộ mô hình này bản chất là sự đổi mới các mô hình hiện tại theo hướng kết hợp giữa hệ thống quản trị tốt với thông tin và truyền thông. Tổ chức triển khai các mục tiêu quản trị được dẫn dắt bởi quản lý thông minh. 1) Đối với cấp quốc gia và cấp địa phương thì nền tảng mô hình quản trị thông minh và phát triển tài nguyên nước được dựa trên nguyên lý quản trị tổng hợp kết hợp với thông tin và truyền thông. Mô hình này và nền tảng để phát triển cơ sở dữ liệu TNN quốc gia; phát triển hệ thống công cụ hỗ trợ gia quyết định; nâng cao năng lực phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các cơ quan quản lý với khu vực doanh nghiệp và người dân. 2) Đối với mô hình quản trị và phát triển TNN áp dụng cho khối doanh nghiệp (khai thác, xử lý và cấp nước) được thành lập trên cơ sở kết hợp giữa mô hình quản trị truyền thống với ứng dụng công nghệ thông minh để kiểm soát chu trình khai thác, xử lý và cấp nước. Sự kết hợp này vừa giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát được các hoạt động quản lý khai thác, cung cấp nước cũng như giảm thất thoát nước; cập nhật dữ liệu khai thác sử dụng nước vào hệ thống dữ liệu tài nguyên nước của địa phương và quốc gia.

Theo định hướng để chủ động bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển KT-XH và để đạt các mục tiêu quản trị tài nguyên nước của Nhà nước thì việc sửa đổi Luật tài nguyên nước năm 2012 là việc đã được cả hệ thống chính trị chung tay thực hiện. Đề tài đã hoàn thành các nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn, đóng góp được cho Luật các nội dung liên quan, cụ thể như sau:

1. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2022 về “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập mô hình quản trị TNN thông minh, phát triển TNN phù hợp với điều kiện ở Việt Nam; Mã số TNMT.2022.01.41” đã hoàn thành toàn bộ các nội dung theo phê duyệt tại đề cương và hợp đồng đúng tiến độ. Văn bản nội dung đóng góp hoàn thiện Luật tài nguyên nước sửa đổi đã được báo cáo cơ quan soạn thảo Luật TNN vào tháng 11 năm 2022.

2. Đề tài đã tổ chức thu thập được nguồn tài liệu phong phú trong và ngoài nước như các Luật TNN trên thế giới; nhiều mô hình quản trị quản lý và phát triển tài nguyên nước; hệ thống các văn bản Luật có liên quan của Việt Nam về quản trị thông minh…tổ chức đi thực tế các địa phương khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam; hoàn thành tổ chức 03 hội thảo chuyên đề ở miền Nam, miền Trung và miền Bắc. Kết quả đã tổng hợp và phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị, quản lý tài nguyên nước thông minh, phát triển TNN để hoàn thành các chuyên đề nghiên cứu, báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và đăng được 02 bài báo ở các tạp chí chuyên ngành có uy tín của lĩnh vực.

3. Đề tài đã làm rõ cấu trúc của mô hình quản trị, quản lý tài nguyên nước thông minh trên thế giới đang thực hiện là sự kết hợp giữa quản trị, quản lý tổng hợp với thông tin và truyền thông. Nói cách khác, đây chính là cách tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp, đảm bảo tài nguyên nước được khai thác, sử dụng bền vững.

4. Đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Thiết lập được các mô hình quản trị thông minh, phát triển tài nguyên nước để áp dụng cho các cấp từ trung ương, LVS và địa phương đến khu vực doanh nghiệp (thí điểm cấp nước thông minh ở Hải Dương). Các bộ mô hình này bản chất là sự đổi mới các mô hình hiện tại theo hướng kết hợp giữa hệ thống quản trị tốt với thông tin và truyền thông. Tổ chức triển khai các mục tiêu quản trị được thực hiện bởi quản lý thông minh. Trong đó cấp quốc gia và cấp địa phương thì nền tảng quản lý được dựa trên các mô hình quản lý tổng hợp kết hợp với thông tin và truyền thông để nâng cao năng lực phối hợp giữa các ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang đối với các bộ và các sở ban ngành. Mô hình áp dụng cho khối doanh nghiệp là mô hình quản trị ứng dụng công nghệ thông minh để tạo dòng dữ liệu TNN từ nguồn bổ sung cho dữ liệu tài nguyên nước địa phương và quốc gia.

5. Đề tài đề xuất được các nội dung góp ý cơ chế chính sách, bổ sung dự thảo tờ trình của Chính phủ và dự thảo sửa đổi Luật tài nguyên nước 2012 trên cơ sở 5 nhóm quy định về: (1). Quy định rõ nội hàm của quản trị, quản lý tổng hợp tài nguyên nước; (2). Quy đinh để phát triển nguồn lực bảo đảm thực hiện QTTM từ hạ tầng dữ liệu tài nguyên nước; thông tin truyền thông và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. (3). Cơ chế khuyến khích nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các công nghệ cao về thông tin, truyền thông, các tiện ích phục vụ xử lý số liệu điều tra, quan trắc, lưu trữ…xây dựng hệ thống thông tin tài nguyên nước quốc gia. (4). Các quy định về cập nhật, trao đổi và khai thác dữ liệu TNN; (5). Quy định về sự tham gia của cộng đồng các hoạt động bổ sung, sử dụng dữ liệu TNN.

6. Đề tài đã tổng hợp được nhiều thực tiễn Quốc tế, trong nước và thực tiễn chỉ đạo của Đảng, nhà nước từ đó đề xuất được 2 nhóm chính sách về tăng cường kinh tế hóa – xã hội hóa các dịch vụ công lĩnh vực nước nói chung và quản trị, phát triển tài nguyên nước nói riêng là 1) Nhóm cơ chế về chính sách chống độc quyền và 2) Nhóm cơ chế quy định mức độ xã hội hóa. Trong đó nhóm 2 có ba mức là a) Xã hội hóa toàn bộ; b) Xã hội hóa cấu phần quyền định đoạt dịch vụ công; và c) Xã hội hóa cấu phần quyền chiếm hữu dịch vụ công.