T. Kien NGUYEN 1, D. Duong BUI 2, M. Cuong NGUYEN 3,
T. Le NGUYEN 4, K. Chi HO5
1Academy of People’s Security
2National Center for Water Resources Planning and Investigation
3Directorate for Roads of Vietnam
4University of Economics and Business, VNU
5Vietnam – France University
Email: duongdubui@gmail.com
Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại, nước luôn là nguyên liệu quan trọng nhất trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào, nếu không có nước thì cũng không có sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Là một quốc gia với hơn 3260 km đường bờ biển trải dài, Việt Nam luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến tài nguyên nước. Theo tiêu chuẩn của International Water Resources Association, Việt Nam là một trong những quốc gia thiếu nước, với hơn 60% lượng nước mặt được hình thành bên ngoài quốc gia. Thực tế, nguồn tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm ở hầu hết các lưu vực sông đều có nguy cơ bị suy thoái và cạn kiệt. Hơn nữa, các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sự phát triển của kinh tế – xã hội, đô thị hóa và dân số tăng nhanh đã làm gia tăng áp lực lên tài nguyên nước, dẫn đến tình trạng thường xuyên thiếu nước và xảy ra những cuộc xung đột giữa các ngành và các khu vực tiêu thụ nước. Trong hoàn cảnh đó, tài nguyên nước đã được xác định là nguồn tài nguyên chiến lược thức hai chỉ sau nguồn nhân lực, vì vậy đảm bảo an ninh nước là mục tiêu quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển ổn định, bền vững của đất nước chúng ta. Bảo đảm an ninh nguồn nước sẽ tạo điều kiện cho việc ổn định xã hội, cân đối hài hòa lợi ích của các nguồn nước và góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững đất nước.