Ở Châu Âu sử dụng hệ thống phần mềm phân tích dữ liệu và hỗ trợ công tác cảnh báo và dự báo tài nguyên nước như thế nào?

Tại Liên minh Châu Âu, hệ thống tác nghiệp hỗ trợ công tác cảnh báo sớm (EWS) và dự báo tài nguyên nước  là yếu tố chính của thích ứng với biển đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai, nhằm mục đích tránh hoặc giảm thiểu các thiệt hại do các hiểm họa do nước gây ra. Để có hiệu quả cao nhất, các hệ thống tác nghiệp hỗ trợ công tác cảnh báo và dự báo tài nguyên nước cần có sự tham gia tích cực của người dân và cộng đồng để tránh khỏi một loạt các mỗi nguy hiểm do nước dây ra, từ đó tạo điều kiện giáo dục và nhận thức của cộng đồng về rủi ro, phổ biến các thông điệp và cảnh báo một cách hiệu quả và đảm bảo rằng luôn có trạng thái sẵn sàng và hành động sớm được kích hoạt. Ý nghĩa của một hệ thống hỗ trợ công tác cảnh báo sớm và dự báo hiệu quả nằm ở việc người dân địa phương công nhận những lợi ích của nó.

Hệ thống tác nghiệp giúp cảnh báo và dự báo các rủi ro liên quan đến tài nguyên nước. Hệ thống được xây dựng phải dựa trân cơ sở khoa học kỹ thuật đúng đắn và tập trung vào những lĩnh vực chịu rủi ro trực tiếp từ hậu quả do nước gây ra. Điều này có nghiwã là việc áp dụng phương pháp tiếp cạn hệ thống bao gồm tất cả các yếu tố rủi ro liên quan, cho dù phát sinh từ các hiểm họa khí hậu hoặc các điểm yếu xã hội, và từ các quá trình ngắn hạn hay dài hạn. Hệ thống tác nghiệp trong công tác cảnh báo và dự báo bao gồm việc thu nhận dữ liệu để từ đó phát hiện , phân tích, dự báo và sau đó phổ biến cảnh báo, sau đó là việc ra quyết định và thực hiện phản ứng. Ở nhiều nơi trên thế giới có những hệ thống như vậy để theo dõi, dự báo và cảnh báo mọi người về: xoáy thuậ nhiệt đới, lũ lụt, bão, sóng thần, tuyết lở, lốc xoáy, giông bão nghiêm trọng, nũi lửa phun trào, cực nóng và lạnh, cháy rừng, hạn hán, vv… Để có hiệu quả và hoàn thiện, một hệ thống cảnh báo sớm cần bao gồm bốn yếu tố tương tác:kiến thức về rủi ro, dịch vụ giám sát và cảnh báo, phổ biến và truyền thông và khả năng ứng phó.

Sơ đồ tổng quan hệ thống dự báo lũ thời gian thực

Ở Châu Âu, có một kinh nghiệm đáng kể về các hệ thống hỗ trợ cảnh báo sớm, đặc biệt đối với những vấn đề liên quan đến nguy cơ lũ lụt và lũ quét, bão và hạn hán và chất lượng nước. Hệ thống hỗ trợ cảnh báo sớm có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực bị ảnh hưởng chính bởi các rủi ro liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực bị ảnh hưởng chính bởi các rủi ro liên quan trực tiếp từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như y tế, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, sử dụng nước trong nông nghiệp, lâm nghiệp, tòa nhà khu vực ven biển và đô thị. Những lĩnh vực có thể được ảnh hưởng lợi gián tiếp từ các hệ thống hỗ trợ cảnh báo sớm như ngành giao thông, nếu các con đường hoặc đường ray bị đóng cửa trước khi con người bị tác động tiêu cực, hoặc du lịch, khi đảm bảo rằng các nhóm du khách được cảnh báo tiếp cận một khu vực nhất định hoặc tránh các hoạt động ngoài trời trong thời tiết khắc nghiệt.

Một số hệ thống hỗ trợ cảnh báo sớm cũng cấp các dịch vụ và sản phẩm cho nhiều hơn mọt rủi ro cụ thể liên quan đến khí hậu. Meteoalarm là một nỗ lực chung của mạng lưới các dịch vụ khí tượng Châu Âu nhằm cung cấp các cảnh báo ở Châu Ây về các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, bảo gồm mưa lớn kèm theo nguy cơ lũ lụt, giông bão nghiêm trọng, gió giật mạnh, sóng nhiệt, cháy rừng, sương mù, tuyết hoặc cực lạnh với bão tuyết, tuyết lở hoặc thủy triều nghiêm trọng ven biển. Dịch vụ Biến đổi Khí Hậu Copernicus cung cấp dữ liệu khí hậy chất lượng cao đáng tin vậy và thông tin phù hợp cho các lĩnh vực kinh tế –  xã hội ở cấp độ Châu Âu, chắc chắn phù hợp với việc thích ứng tỏng thời kỳ ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Trung tâm Dữ liệu Rủi ro của Trung tâm Kiến thức Quản lý rủi ro Thiên tai do DG JRC quản lý cung cấp dữ liệu rủi ro trên toàn EU được quản lý thông qua bộ dữ liệu lưu trữ và thông qua liên kết với các nền tảng quốc gia.

Các hệ thống hỗ trợ cảnh báo sớm khác tập trung vào các rủi ro và/ hoặc các lĩnh vực cụ thể liên quan đến khia hậu, bao gồm các ví dụ trên toàn Châu. Bên cạnh những sáng kiến quy mô lớn này, hệ thống hỗ trợ cảnh báo sớm cũng được thiết kế và thực hiện ở các cấp thấp hơn.

Về thiên tai do lũ gây ra

Số lượng các trận lũ lụt rất nghiêm trọng ở Châu Âu đã tăng lên trong giai đoạn 1980 – 2010, nhưng với sự khác biệt lớn giữa các năm do các nguyên nhân khác nhau: thay đổi sử dụng đất và gia tăng lượng mưa lớn ở các khu vực của châu Âu. Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ làm gia tăng chu kỳ thủy văn và làm tăng sự xuất hiện cũng như tần suất của các trận lũ lụt ở các khu vực rộng lớn của Châu Âu. Lũ lụt và lũ quét, sinh ra sau các trận mưa lớn cục bộ, có khả năng trở nên thường xuyên hơn trên khắp châu Âu. Nước dâng do bão và lũ lụt ven biển là những hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên và tốn kém nhất xáy ra cở Châu Âu, chiếm 69% tổng thiệthại do thiên tai gây ra.

Về thiên tai do hạn hán gây ra

Mức độ nghiêm trọng và tần suất của hạn hán dường như đã tăng lên ở các khu vực ở Châu Âu đặc biệt là ở các khu vực phía nam và phía đông. Hạn hán được dự báo sẽ tăng về tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng ở hầu hết các châu lục. Theo IPCC AR5, mức tăng mạnh nhất được dự báo là ở Nam Âu, nơi mà sự cạnh tranh giữa các đối tượng sử dụng nước khác nhau, chẳng hạn như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và hộ gia đình, có khả năng gia tăng. Đài quan sát hạn hán Châu Âu (EDO) chứa thông tin liên quan đến hạn hán từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Các công cụ khác nhau cho phép hiển thị và phân tích thông tin liên quan đến hạn hán, trong khi bản tin về"Tin tức về hạn hán" cung cấp thông tin tổng quan về tình hình trong trường hợp hạn hán sắp xảy ra.