1. Đối với lưu sông sông Kôn
a) Khu vực thượng sông Kôn
(1). Mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước
Mâu thuẫn giữa các ngành có khai thác, sử dụng nước gồm: phát điện, cấp nước tưới và cấp nước sinh hoạt. Theo quy hoạch, trên dòng chính sông Kôn phía thượng nguồn có đến 14 thủy điện với tổng công suất hơn 312MW, đến nay đã có 04 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động phát điện và 2 nhà máy đang triển khai xây dựng. Hầu hết các hồ thủy điện, thủy lợi lớn và vừa như hồ Định Bình, hồ Vĩnh Sơn A, Vĩnh Sơn B, hồ Núi Một, hồ Thuận Ninh… đều đã được phê duyệt quy trình vận hành. Trong trường hợp nguồn nước đến đủ theo tần suất thiết kế thì việc vận hành theo quy trình đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ của công trình. Tuy nhiên, không phải năm nào cũng đảm bảo nguồn nước đến, khi đó không thể vận hành theo đúng quy trình và tình trạng thiếu nước cấp về hạ du sẽ xảy ra, nhất là vào cuối mùa khô, gây nên sự căng thẳng trong sử dụng nước và nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường.
(2). Vấn đề thiếu nước sinh hoạt do điều kiện biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài nên vùng thượng lưu sông Kôn đã xuất hiện những thời điểm cạn kiệt nguồn nước tự nhiên vào cuối mùa khô, gây ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại các suối nhánh nhỏ tập trung dân cư và sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong vùng. Theo báo cáo tình hình hạn hán từ năm 2010 – 2015 của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, đến giữa tháng 6 năm 2015 có 350 hộ thiếu nước sinh hoạt tập trung ở huyện Vĩnh Thạnh còn lại tập trung chủ yếu về vùng trung và hạ du ven biển nơi tập trung đông dân cư và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tập trung như huyện Tây Sơn, Phù Cát, Tuy Phước, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Bản đồ tỷ lệ thiếu hụt nước cấp hàng năm và trong ĐKBĐKH
(3). Tình hình thiếu nước, khan hiếm nước, thời gian, khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước đối với các đối tượng sử dụng nước bị tác động.
Tình trạng khan hiếm nước dưới đất cho sinh hoạt xảy ra tại xã Tân An, huyện
An Lão, tỉnh Bình Định với tổng số dân thiếu nước là 2.850 người.
b) Khu vực trung lưu sông Kôn
(1). Vấn đề chuyển nước lưu vực: Hiện tại trên vùng trung lưu sông Kôn đã được sông Ba chuyển nước sang nhờ hệ thống thủy điện bậc thang Ka Nak và thủy điện An Khê với lưu lượng thiết kế 50 m3/s phục vụ phát điện và tưới tiêu cho vùng trung và hạ lưu sông Kôn.
(2). Tình hình thiếu nước, khan hiếm nước, thời gian, khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước đối với các đối tượng sử dụng nước bị tác động: Trên vùng trung du sông Kôn xảy ra tình trạng khan hiếm nước dưới đất dùng cho sinh hoạt tại xã Bình Nghi, Bình Hoà huyện Tây Sơn với tổng số dân thiếu nước là 5.380 người.
(c) Khu vực hạ lưu sông Kôn
(1). Tình hình khan hiếm nguồn nước mặt: hàng năm, vào mùa khô, nắng nóng
gay gắt kéo dài đã gây khô hạn, cạn kiệt nguồn nước hồ chứa, nguồn nước sông, suối trong vùng, mặt khác, khu vực này cao trình mặt ruộng với cao trình lòng sông chênh
cao không lớn khoảng 0,5-1,5m dẫn đến tình trạng công trình thủy lợi không lấy
được nước hoặc thiếu nước tưới cho gần 60 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố Quy Nhơn, trên 400ha diện tích đất nông nghiệp các xã Cát Tân, Cát Trinh, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hiệp, Cát Thành huyện Phù Cát. Ngoài ra, gây thiếu nước sinh hoạt cho khoảng 400 hộ dân khu vực 9, phường Hải Cảng và 30 hộ dân xóm 3, thôn Long Thành xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn, 2.000 hộ ở các xã Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Tân, Cát Tường, Cát Sơn…huyện Phù Cát…
2. Đối với lưu vực sông Hà Thanh
(1). Vấn đề thiếu nước mặt cho sinh hoạt và sản xuất: vào mùa khô, nắng nóng kéo dài mực nước sông Hà Thanh xuống thấp, Một phần diện tích nông nghiệp của thành phố Quy Nhơn thuộc hệ thống thủy lợi Hà Thanh mất khả năng lấy nước tưới cho nông nghiệp, diện tích cây trồng khu vực này sinh trưởng chậm và có thể bị mất trắng.
2). Tình hình thiếu nước, khan hiếm nước, thời gian, khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước đối với các đối tượng sử dụng nước bị tác động: Vùng sông Hà Thanh xảy ra tình trạng khan hiếm nước dưới đất dùng cho sinh hoạt tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh với tổng số dân thiếu nước là 1.950 người.