Từ vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung nổi tiếng với những cảnh đẹp hùng vĩ và tiềm năng kinh tế vượt trội, Quảng Nam nhiều lợi thế về kinh tế, giao thông và phát triển, đặc biệt trong việc kết nối các khu vực trọng điểm của miền Trung và cả nước. Khu kinh tế mở Chu Lai, một trong những khu kinh tế quan trọng của miền Trung, nằm ở Quảng Nam và đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực. Trong bối cảnh phát triển bền vững ngày càng quan trọng, việc giải đoán, phân tích tài nguyên nước mặt bằng ảnh vệ tinh tỷ lệ 1/50.000, tại Quảng Nam trở thành một việc quan trọng, cấp bách.
Nghiên cứu này là một kết quả thực hiện của dự án "Điều tra, đánh giá, lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:50.000 vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung" vào năm 2023 được Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu là tập trung vào công tác giải đoán ảnh viễn thám nhằm xác định các thông tin về đặc điểm, đặc trưng hình thái sông, suối; các nguồn nước và công trình khai thác sử dụng nước; các đối tượng, khu vực trọng điểm làm cơ sở cho việc điều tra, khảo sát; phân tích, đánh giá tài nguyên nước mặt và các yếu tố liên quan trong vùng nghiên cứu.
Kết quả thành lập được các sơ đồ đoán ảnh vệ tinh tỷ lệ 1:50.000 vùng trung di, đồng bằng ven biển và ở vùng núi cao vùng Quảng Nam phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước, lập quy hoạch tài nguyên nước; cung cấp các thông tin, số liệu cho cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý được ứng dụng làm cơ sở xây dựng phương án, lộ trình điều tra, kết hợp với điều tra thực địa để xác định các đặc trưng hình thái sông ngòi và lưu vực, hiện trạng lớp phủ; xác định sơ bộ tầng chứa nước, nguồn lộ, vị trí hồ chứa, hồ tự nhiên… hỗ trợ công tác điều tra tài nguyên nước.
Đối với tài nguyên nước mặt, hiện nay công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý được ứng dụng rộng rãi và rất có hiệu quả đặc biệt là ở các vùng có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, tiết kiệm được khá nhiều thời gian, cụ thể nó được ứng dụng vào các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu điều tra địa hình địa mạo lưu vực sông, đường phân thủy của lưu vực, địa hình địa mạo lòng sông, sự biến hình lòng sông, cửa sông qua các thời kỳ khác nhau;
+ Điều tra khảo sát dòng chảy mặt của sông ngòi, hồ ao, kho nước.
+ Ứng dụng cộng nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý giúp khảo sát được diễn biến lũ lụt, úng ngập của các trận lũ lớn, lũ lịch sử, đánh giá mức độ ngập lụt và tác động môi trường của nó.
Sản phẩm bản đồ nước mặt thu được kết hợp điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích để giải quyết các vấn đề sau:
+ Điều tra, kiểm kê số lượng công trình khai thác, lưu lượng khai thác, hiện trạng khai thác nước; hiện trạng chất lượng, hiện trạng ô nhiễm nước sở trong vùng. Kết quả điều tra cho giá trị định lượng về số lượng nước dưới đất đang khai thác, chất lượng nước ở từng vùng để làm cơ sở cho việc xác lập các vùng bảo vệ nguồn nước.
+ Tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy thoái do tác động của khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn do việc gia tăng các công trình trữ nước ở thượng nguồn càng làm cho căng thẳng nguồn nước tăng cao về mùa khô và gây nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn;
+ Đánh giá tổng thể về khai thác sử dụng nước và các yếu tố ảnh hưởng chính đến nguồn nước dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hạn hán và xâm nhập mặn;
+ Đánh giá được đầy đủ các giá trị của nguồn nước trên mọi lĩnh vực của cuộc sống;
+ Đánh giá đặc điểm phân bố, tiềm năng, trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất và đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước để phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
+ Xác định trữ lượng có thể khai thác của các tầng chứa nước Đệ tứ và trước Đệ Tứ ở trong vùng điều tra. Đối chiếu với hiện trạng khai thác và chất lượng nước để chỉ ra những vùng nào cần cấm hoặc hạn chế khai thác để bảo vệ nguồn nước.
+ Tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; thành lập bộ bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:50.000 và thuyết minh kèm theo.