Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất vùng Tây Nguyên quý II năm 2014

BẢN TIN THÔNG BÁO, DỰ BÁO VÀ CẢNH BÁO TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG TÂY NGUYÊN QUÝ II NĂM 2014

Sự biến đổi các yếu tố tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) phản ánh sự  biến đổi về trữ lượng, chất lượng NDĐ bao gồm: Mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, nhiệt độ, thành phần hoá học, khí,… theo thời gian.

Công tác quan trắc tài nguyên NDĐ ở nước ta được bắt đầu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm từ những năm 90 của thế kỷ 20: Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến nay, mạng lưới quan trắc tài nguyên NDĐ được mở rộng ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tổng số công trình quan trắc hiện nay là 730.

Vùng Tây Nguyên: diện tích hơn 54.614km2 gồm có 4 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI) và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N). Mạng lưới quan trắc gồm 10 trạm quan trắc khu vực, 4 sân cân bằng nghiên cứu đại lượng bổ cập cho nước dưới đất, 12 tuyến nghiên cứu quan hệ thuỷ lực giữa nước mặt và nước dưới đất với tổng số 212 công trình quan trắc.

Các số liệu quan trắc được cập nhật vào cơ sở dữ liệu, xuất bản các đặc trưng, niên giám và dự báo phục vụ các mục đích khác nhau của các nghành kinh tế quốc dân có liên quan đến NDĐ.

Để phục vụ công tác quản lý tài nguyên NDĐ, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia định kỳ gửi các bản tin thông báo tài nguyên nước hàng tháng, hàng quý và hàng năm đến các sở tài nguyên môi trường tại các tỉnh có các công trình quan trắc đang hoạt động.

I. DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG TÂY NGUYÊN

I. 1. Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q)

I.1.1. Mực nước

Diễn biến mực nước dưới đất quý II năm 2014: nhìn chung mực nước có xu hướng dâng cao so với quý II năm 2013. Trong đó, giá trị dâng cao nhất là 0,64m tại TT.Đắk Tô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum (LK135T) và hạ thấp nhất là 0,76m tại xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai (CR313).

Các tỉnh có mực nước dâng cao: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Các tỉnh có mực nước hạ thấp: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

tay_nguyen_quy_II

{phocadownload view=category|id=9|text=Xem chi tiết 2014|target=s}