BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KỸ THUẬT NĂM 2010 CỦA LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN NAM

I/ Lập đề án, dự án, đề tài mới

     Mở mới 9 đề án, trong đó có 8 nhiệm vụ đã được Trung tâm Quy hoạch & Điều tra tài nguyên nước thông qua và trình Bộ chờ tổ chức xét duyệt và 01 nhiệm vụ mở mới đã được Bộ phê duyệt:

     1. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

     2. Điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 vùng Bắc sông Tiền.

     3. Bảo vệ nước dưới đất thành phố Mỹ Tho.

     4. Bảo vệ nước dưới đất TP. Cần Thơ.

     5. Bảo vệ nước dưới đất TP. Hồ Chí Minh.

     6. Điều tra đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc các tỉnh ven biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu tới Kiên Giang.

     7. Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc.

     8. Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của tài nguyên nước dưới đất ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

     9. Tăng cường năng lực trang thiết bị phục vụ thi công các công trình nghiên cứu, điều tra, quy hoạch tài nguyên nước.

 

II/ Các nhiệm vụ, dự án có nguồn vốn chính phủ

Dự án: “Điều tra đánh giá tiềm năng nước dưới đất vùng ven biển và các hải đảo”

    Tổng giá trị được nghiệm thu thanh toán năm 2010:

          – Tổng giá trị được thanh toán: 505.669.921 đồng.

    Các kết quả đạt được:

          – Xác định được trữ lượng tiềm năng 10 tỉnh = 5.977.382 m3/ngày. Trữ lượng khai thác cấp A = 12.000 m3/ngày, cấp B = 29.900 m3/ngày, cấp A + B = 26.297 m3/ngày, cấp C1 = 930.958 m3/ngày và cấp C2 = 1.024.357 m3/ngày.

          – Xác định được tại 3 vùng điều tra chi tiết: Trữ lượng tiềm năng = 653.185 m3/ngày, cấp C1 = 9.247 m3/ngày, cấp C2 = 64.886 m3/ngày.

          – Đã bàn giao cho các địa phương 10 lỗ khoan với lưu lượng Q = 10.100 m3/ngày đưa vào cung cấp nước cho các địa phương.

          – Khoanh định được các vùng mặn, nhạt tại 3 vùng nghiên cứu chi tiết đánh giá chất lượng nước cho các mục tiêu khác nhau.

          – Đánh giá được nhu cầu sử dụng nước và khả năng đáp ứng của 10 tỉnh.

 

III/ Các nhiệm vụ chuyên môn

1. Đánh giá nguồn nước dưới đất vùng Đức Hòa, tỉnh Long An

    Giá trị thực hiện đạt yêu cầu được thanh toán:

          – Tổng giá trị được thanh toán: 1.840.092.755 đồng.

    Các kết quả đạt được:

          – Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật gồm các dạng công việc khoan máy (lấy mẫu có chống ống, phá mẫu có chống ống); Đo carota lỗ khoan; Bơm nước thí nghiệm; Lấy, phân tích và xử lý kết quả phân tích mẫu (mẫu đất, mẫu nước).

          – Các tài liệu nguyên thủy (sổ khoan, sổ bơm, kết quả phân tích mẫu, kết quả tính thông số …) thành lập nghiêm túc, đầy đủ theo qui định ; Tài liệu chỉnh lý văn phòng đầy đủ, tuân thủ các quy định.

          – Kết quả thi công đã làm sáng tỏ một phần cấu trúc địa tầng, đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn của vùng nghiên cứu, gồm:

                 +/ Xác định được nguồn gốc và môi trường trầm tích các phân vị địa tầng đại chất. Đánh giá chính xác ranh giới, bề dày các thành tạo địa chất tuổi từ Q2 đến N13 theo tài liệu các lỗ khoan thi công, xác định được độ sâu bề mặt gặp đá gốc tại DHS4b.

                +/ Đánh giá được độ giàu nước, độ dẫn nước (Km), hệ số thấm (K) cũng như chất lượng nước các tầng chứa nước: qp2-3, qp1, n21 và n13 tại 2 vị trí nghiên cứu.

                +/ Đánh giá được trữ lượng cấp C1 tại 4 lỗ khoan thí nghiệm là 32,28 l/s, tương đương 2.789 m3/ng (trong đó tầng qp2-3 = 1.055,8 m3/ng, tầng qp1= 655,8 m3/ng, tầng n21 = 780,2 m3/ng và tầng n13 là 297,2 m3/ng). Nước có chất lượng tốt, các chỉ tiêu vật lý, hoá học và vi sinh đạt tiêu chuẩn nước ăn uống.

                +/ Phát hiện tại  lỗ khoan DHS4b tại độ sâu 379,0 m thuộc loại nước nóng (có nhiệt độ là 34,5oC).

2. Lập bản đồ địa chất thủy văn – địa chất công trình tỉ lệ 1/50.000 vùng Vị Thanh – Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

    Giá trị thực hiện được nghiệm thu, thanh toán:

          – Tổng giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán năm 2010: 2.728.974.556 đồng.

    Các kết quả đạt được:

          – Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật gồm các dạng công việc: Đo vẽ địa chất – địa chất thủy văn (thực địa, văn phòng); Đo Carota; Khoan lấy mẫu; Khảo sát địa chất công trình (khoan địa chất công trình, xuyên tĩnh, cắt cánh và xuyên tiêu chuẩn); Bơm nước thí nghiệm; Đo các công trình thứ yếu; Lấy và phân tích mẫu (thấm, đơn giản, toàn diện, vi lượng, sắt, vi sinh, đất nguyên trạng, đất không nguyên trạng);  Xử lý mẫu (nước, đất trong phòng).

          – Các tài liệu nguyên thủy của các dạng công tác nói trên thành lập nghiêm túc, đầy đủ theo qui định; Tài liệu chỉnh lý văn phòng đầy đủ, tuân thủ các quy định.

          – Đã tiến hành đo vẽ tổng hợp địa chất – địa chất thuỷ văn trên diện tích 607 km2. Bước đầu khoanh định theo diện các loại trầm tích có các nguồn gốc khác nhau: sông – biển, sông, sông đầm lầy và đầm lầy. Khoanh định được diện tích ở phần phía bắc và trung tâm vùng có nước mặt nhạt hoàn toàn; Phần phía tây nam và nam nước mặt bị ô nhiễm mặn.

          – Bước đầu phát hiện có 2 tầng chứa nước hiện đang được khai thác sử dụng cho sinh hoạt là tầng Pleistocen trên; tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên. Chất lượng nước tầng Pleistocen trên kém, mùi hôi tanh, vị từ nhạt đến lợ chủ yếu là dùng cho sinh hoạt. Nước dưới đất trong tầng Pleistocen giữa – trên không mùi, vị nhạt phân bố khá rộng ở vùng phía tây nam và nam vùng nghiên cứu, đang được dùng cho ăn uống và sinh hoạt, hàm lượng sắt đôi cho hơi cao, có mùi tanh.

          – Đã phát hiện được tầng chứa nước Pliocen dưới (n21) nằm ở độ sâu: 286 – 360 m có khả năng chứa nước nhạt với điện trở suất R = 13-15 ohm.m, trong khi các tài liệu nghiên cứu trước đây đều cho là vùng bị nhiễm mặn hoàn toàn.

          – Sơ bộ đánh giá vùng nghiên cứu có đặc điểm địa chất công trình khá phức tạp; Đã chỉ ra rằng đến chiều sâu 50 m, ngoài lớp đất phủ còn tồn tại 11 loại thạch học có khả năng chịu tải khác nhau, sơ bộ khoanh định chiều sâu phân bố, thống kê được các đặc trưng cơ lý của 11 kiểu thạch học làm cơ sở để lập bản đồ địa chất công trình. Ngoài ra, cũng đã xác định được tại thời điểm khảo sát mực nước ngầm dao động khoảng 0,3 – 0,6 m, nước chủ yếu có tính ăn mòn rửa lũa và ăn mòn carbonic.

3. Đề án: “Điều tra nguồn nước dưới đất vùng sâu Nam Bộ – pha 3”

    Giá trị thực hiện được nghiệm thu, thanh toán:

          – Tổng giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu thanh toán năm 2010: 3.687.918.633 đồng.

    Các kết quả đạt được:

          – Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật.

          – Các tài liệu nguyên thủy (sổ khoan, sổ bơm, kết quả phân tích mẫu, kết quả tính thông số …) thành lập nghiêm túc, đầy đủ theo qui định; Tài liệu chỉnh lý văn phòng đầy đủ, tuân thủ các quy định.

          – Đã xác định được diện phân bố, chiều sâu, chiều dày, thành phần thạch học, khả năng chứa nước và khai thác, chất lượng nước của các tầng chứa nước có trong vùng, đặc biệt là các tầng chứa nước Pliocen dưới (n21) ở xã Mỹ Phước thuộc huyện Tân Phước và Miocen trên (n13) ở xã  Mỹ Phong thuộc TP. Mỹ Tho.

          – Đã đánh giá được trữ lượng cấp C1 của 4 lỗ khoan là  2404 m3/ngày; Đã bàn giao cho UBND xã Mỹ Phước lỗ khoan S323 (778 m3/ngày), UBND Mỹ Phong lỗ khoan S324 (629 m3/ngày); UBND xã Phú Đức lỗ khoan S330 (522 m3/ngày) và UBND thị trấn Hộ Phòng – Giá Rai lỗ khoan S332 (475 m3/ngày ) để đưa vào khai thác cấp nước sạch ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa.

 

IV/ Các nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp môi trường

Đề án: “Quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất giai đoạn 2008-2010

    Giá trị thực hiện đạt yêu cầu được thanh toán:

          – Tổng giá trị được thanh toán:11.053.493.146 đồng.

    Các kết quả đạt được:

          – Bảo đảm vận hành mạng hoạt động bình thường, liên tục, chất lượng tài liệu đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật đề ra.

          – Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu động thái nước dưới đất vùng Đồng bằng Nam Bộ.

          – Thường xuyên thông báo đặc trưng mực nước và chất lượng đến các địa phương ở Đồng bằng Nam Bộ.

          – Hoàn thành các báo cáo chuyên môn về động thái mực nước, thành phần hoá học nước dưới đất.

          – Kết quả quan trắc năm 2010 đã đưa ra các đánh giá quan trọng:

                 +/ Về mực nước: so với giá trị giá trị trung bình nhiều năm: Mực nước trong tất cả các tầng chứa nước đều có xu hướng giảm, cá biệt trong tầng qh tại khu vực ven biển có xu hướng tăng. Mực nước trong các tầng chứa nước tại các khu vực liên quan đến khai thác ở TP. HCM, Sóc Trăng, Bạc Liêu… có xu hướng giảm mạnh. Đặc biệt so với giá trị giá trị trung bình nhiều năm.

                +/ Trong tầng qp2-3 tại TP. HCM mực nước giảm tới 6,98 m; tại Cà Mau, Sóc trăng, Trà Vinh… mực nước giảm 1,31 – 2,85 m.

                +/ Trong tầng qp1 tại TP.HCM, mực nước giảm khoảng 10,13 m và tại khu vực TNB giảm 10,93 m.

                +/ Trong tầng n22: mực nước tại các khu vực khai thác như TP. HCM, nam Bình Dương, Nhơn Trạch… giảm khoảng 4,7 m, tại các khu vực khai thác ở TNB giảm 2,14 m.

                 +/ Trong tầng n21: ở khu vực TNB, mực nước giảm khoảng 4,75 m, tại khu vực ven biển giảm khoảng 4,15 m.

                +/ Tầng tầng n13: tại khu vực TNB mực nước giảm khoảng 4,31 m.

                +/ Về thành phần hoá học:

                          Xu hướng tăng tổng khoáng hóa là xu hướng chiếm ưu thế và được quan sát tại nhiều công trình như: Q01001F, Q011020, Q011040, Q031040, Q214030, Q217020, Q40102Z, Q401030, Q40104T, Q40104Z…

                          Xu hướng giảm tại các công trình: Q01302C, Q023020, Q219010, Q211010…

 

V/ Đề tài, dự án độc lập cấp Bộ

     – Hoàn tất báo cáo và đã trình Bộ tổ chức thẩm định và phê duyệt đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoan tuần hoàn ngược khi khoan trong đá cứng để khoan các giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất vùng Đông Nam Bộ.

     – Hoàn thành khối lượng thi công và đã tổ chức nghiệm thu bước trong năm 2010 đề tài cấp bộ: Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật địa hóa, địa vật lý, đồng vị để đánh giá sự dịch chuyển của một số nguyên tố và hợp chất độc hại tại bãi rác Đông Thạnh, Tp. HCM.

 

 

(Theo Liendoan8.com.vn)