Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường vừa khuyến cáo cơ quan quản lý môi trường các địa phương đặc biệt lưu ý đến công tác thống kê, rà soát, phát hiện giếng bỏ hoang và trám lấp kịp thời các giếng này để tránh gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.
Được biết, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai trong năm 2009-2010 đã phối hợp cùng 7 huyện, thị xã thống kê được gần 1.000 giếng nước đã bị người dân bỏ hoang nhưng không trám lấp.
Dự kiến, cho đến hết năm 2010, Sở này sẽ trám lấp thí điểm gần 100 giếng bỏ hoang ở huyện Long Thành bằng nguồn quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh. Các địa phương có số lượng giếng bỏ hoang nhiều là các huyện: Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom và thị xã Long Khánh.
Công tác trên cần được nhân rộng ra khắp các tỉnh thành chứ không riêng Đồng Nai, bởi hiện trạng nguồn nước ngầm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có sự xuống cấp nghiêm trọng cả về mực nước lẫn chất lượng nguồn nước.
Dự kiến, cho đến hết năm 2010, Sở này sẽ trám lấp thí điểm gần 100 giếng bỏ hoang ở huyện Long Thành bằng nguồn quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh. Các địa phương có số lượng giếng bỏ hoang nhiều là các huyện: Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom và thị xã Long Khánh.
Công tác trên cần được nhân rộng ra khắp các tỉnh thành chứ không riêng Đồng Nai, bởi hiện trạng nguồn nước ngầm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có sự xuống cấp nghiêm trọng cả về mực nước lẫn chất lượng nguồn nước.
(Theo SGGPO)