Sáng 22/12, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa lũ hàng năm.
Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy đã giải đáp một số thắc mắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số vấn đề về hiệu quả phát điện và chống lũ, sử dụng dung tích của các hồ để cắt lũ, trình tự cắt lũ…
Theo Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy, nhận thức được việc xây dựng quy trình liên hồ là một vấn đề lớn, phức tạp, ngay sau khi được giao nhiệm vụ, Bộ TN&MT đã tổ chức việc xây dựng quy trình và chỉ đạo việc xây dựng quy trình chặt chẽ như quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; huy động các cơ quan, đơn vị, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và đã từng tham gia nghiên cứu, xây dựng quy trình 3 hồ. Đội ngũ tham gia xây dựng quy trình bao gồm lực luợng chuyên môn chuyên sâu trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung kỹ thuật, phân tích, tính toán các phương án điều hành…
Trong quá trình xây dựng, nhóm xây dựng quy trình đã tổ chức gần 100 cuộc hội thảo nhóm, hội thảo mở rộng để góp ý, hoàn chỉnh từng hạng mục, phương án. Thành phần các cuộc hội thảo bao gồm các chuyên gia kỹ thuật, quản lý. Dự thảo Quy trình cũng đã được gửi đi lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, các nhà máy thủy điện và các địa phương trên lưu vực.
Trong quá trình xây dựng, Bộ TN&MT đã chỉ đạo xây dựng nhiều phương án phân bổ dung tích phòng lũ cho các hồ; tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để phân tích và lựa chọn phương án. Các chuyên gia và các đơn vị tham gia đều thống nhất với phương án phân bổ dung tích đã lựa chọn để đưa vào tính toán các phương án điều tiết lũ.
Tổng dung tích cắt lũ các hồ chứa hệ thống sông Lô, Gâm là 1,5 tỷ m3, trên bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3. Riêng trên bậc thang sông Đà nhiều phương án phân bổ dung tích đã được nghiên cứu và có 4 phương án phân bổ dung tích giữa hai hồ đã được nghiên cứu, phân tích hiệu quả các mặt về cắt lũ, phát điện, an toàn công trình. Qua thảo luận nhiều lần, các chuyên gia và các đơn vị đều thống nhất lựa chọn phương án hồ Sơn La 4 tỷ và hồ Hòa Bình 3 tỷ.
Về trình tự cắt lũ, các phương án cắt lũ hồ nào cắt trước, hồ nào cắt sau, trình tự cắt lũ cũng đã được các chuyên gia tham khảo quy trình 3 hồ; xây dựng nhiều phương án qua phân tích, thảo luận nhiều lần đã đi đến thống nhất phương án như trong quy trình. Các hồ Tuyên Quang và Thác Bà chỉ huy động vào cắt lũ khi mực nước tại Hà Nội đã đạt ngưỡng nhất định (12,5m). Các hồ Hòa Bình và Sơn La tham gia cắt lũ ngay từ đầu (11,5m).
Trên bậc thang sông Đà, hồ Sơn La tham gia cắt lũ trước hồ Hòa Bình. Khi tích nước thì ngược lại. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc chung về vận hành các hồ bậc thang.
“Một trong những mục tiêu của Quy trình là bảo đảm an toàn cho Hà Nội với các trận lũ tại Sơn Tây có tần suất 500 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 13,4 m mà không phải sử dụng phương án phân, chậm lũ”, ông Hoàng Văn Bẩy nhấn mạnh.
Đại diện Văn phòng Chính phủ cho rằng, tại sao phải để cao trình mực nước cao nhất trước lũ hồ Hòa Bình là 105m trong khi công suất phát điện tối đa tại hồ này là 102,5m. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai cho rằng, sở dĩ phải để mực nước như vậy vì hiện nay các nhà máy thủy điện đều rơi vào tình trạng thiếu nước.Ông Nguyễn Thế Lương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đưa ra đề nghị, cần làm rõ phương án xả 5 – 7 cửa để đưa về mực nước trước lũ? Về vấn đề này, ông Vũ Hồng Châu (Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á) cho rằng, việc mở 5 – 7 cửa xả đối với lũ thường xuyên là không ổn. Tuy nhiên đối với lũ thiết kế (chu kỳ 500 năm) thì đây là điều bắt buộc.
Qua trao đổi, thảo luận, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, cao trình mực nước cao nhất trước lũ của hồ Sơn La là 200m, hồ Hòa Bình là 105m, hồ Tuyên Quang là 105,2m và hồ Thác Bà là 56m.
Các đại biểu cũng thống nhất, từ ngày 10 tháng 7 nếu không cắt lũ, bắt đầu điều tiết các hồ để đến ngày 20 tháng 7 đưa mực nước các hồ về phạm vi quy định. Cụ thể, cao trình mực nước cao nhất trước lũ các hồ trong thời kỳ lũ chính vụ đối với hồ Sơn La là 194m, hồ Hòa Bình là 101m, hồ Tuyên Quang 105,2m, hồ Thác Bà là 56m.
Qua trao đổi, thảo luận, các đại biểu cũng đi đến thống nhất việc vận hành trong thời kỳ lũ chính vụ tại điểm b, khoản 2, Điều 8 như sau: “Khi mực nước tại Hà Nội vượt quá cao trình 11,5 m và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 24 giờ tới, hồ Sơn La được sử dụng tiếp dung tích hồ đến cao trình 203 m để cắt lũ trước hồ Hòa Bình. Nếu dự báo lũ sông Đà tiếp tục lên, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương quyết định sử dụng tiếp dung tích hồ Sơn La đến cao trình 205 m hoặc cao hơn, hồ Hòa Bình được sử dụng dung tích hồ đến cao trình 109 m hoặc cao hơn để cắt lũ giữ mực nước tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1 m. Khi mực nước tại Hà Nội xuống dưới cao trình 12,5 m, căn cứ vào dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia để xả nước, đưa dần mực nước các hồ về cao trình mực nước trước lũ”.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai kết luận, sau buổi họp Cục Quản lý tài nguyên nước chỉnh sửa, có tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện Quy trình, trình Bộ TN&MT, trình Thủ tướng phê duyệt và ban hành trong thời gian sớm nhất.
Theo Cục trưởng Hoàng Văn Bẩy, nhận thức được việc xây dựng quy trình liên hồ là một vấn đề lớn, phức tạp, ngay sau khi được giao nhiệm vụ, Bộ TN&MT đã tổ chức việc xây dựng quy trình và chỉ đạo việc xây dựng quy trình chặt chẽ như quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; huy động các cơ quan, đơn vị, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và đã từng tham gia nghiên cứu, xây dựng quy trình 3 hồ. Đội ngũ tham gia xây dựng quy trình bao gồm lực luợng chuyên môn chuyên sâu trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung kỹ thuật, phân tích, tính toán các phương án điều hành…
Trong quá trình xây dựng, nhóm xây dựng quy trình đã tổ chức gần 100 cuộc hội thảo nhóm, hội thảo mở rộng để góp ý, hoàn chỉnh từng hạng mục, phương án. Thành phần các cuộc hội thảo bao gồm các chuyên gia kỹ thuật, quản lý. Dự thảo Quy trình cũng đã được gửi đi lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, các nhà máy thủy điện và các địa phương trên lưu vực.
Trong quá trình xây dựng, Bộ TN&MT đã chỉ đạo xây dựng nhiều phương án phân bổ dung tích phòng lũ cho các hồ; tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để phân tích và lựa chọn phương án. Các chuyên gia và các đơn vị tham gia đều thống nhất với phương án phân bổ dung tích đã lựa chọn để đưa vào tính toán các phương án điều tiết lũ.
Tổng dung tích cắt lũ các hồ chứa hệ thống sông Lô, Gâm là 1,5 tỷ m3, trên bậc thang sông Đà là 7 tỷ m3. Riêng trên bậc thang sông Đà nhiều phương án phân bổ dung tích đã được nghiên cứu và có 4 phương án phân bổ dung tích giữa hai hồ đã được nghiên cứu, phân tích hiệu quả các mặt về cắt lũ, phát điện, an toàn công trình. Qua thảo luận nhiều lần, các chuyên gia và các đơn vị đều thống nhất lựa chọn phương án hồ Sơn La 4 tỷ và hồ Hòa Bình 3 tỷ.
Về trình tự cắt lũ, các phương án cắt lũ hồ nào cắt trước, hồ nào cắt sau, trình tự cắt lũ cũng đã được các chuyên gia tham khảo quy trình 3 hồ; xây dựng nhiều phương án qua phân tích, thảo luận nhiều lần đã đi đến thống nhất phương án như trong quy trình. Các hồ Tuyên Quang và Thác Bà chỉ huy động vào cắt lũ khi mực nước tại Hà Nội đã đạt ngưỡng nhất định (12,5m). Các hồ Hòa Bình và Sơn La tham gia cắt lũ ngay từ đầu (11,5m).
Trên bậc thang sông Đà, hồ Sơn La tham gia cắt lũ trước hồ Hòa Bình. Khi tích nước thì ngược lại. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc chung về vận hành các hồ bậc thang.
“Một trong những mục tiêu của Quy trình là bảo đảm an toàn cho Hà Nội với các trận lũ tại Sơn Tây có tần suất 500 năm, giữ mực nước sông Hồng tại Hà Nội không vượt quá 13,4 m mà không phải sử dụng phương án phân, chậm lũ”, ông Hoàng Văn Bẩy nhấn mạnh.
Đại diện Văn phòng Chính phủ cho rằng, tại sao phải để cao trình mực nước cao nhất trước lũ hồ Hòa Bình là 105m trong khi công suất phát điện tối đa tại hồ này là 102,5m. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai cho rằng, sở dĩ phải để mực nước như vậy vì hiện nay các nhà máy thủy điện đều rơi vào tình trạng thiếu nước.Ông Nguyễn Thế Lương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đưa ra đề nghị, cần làm rõ phương án xả 5 – 7 cửa để đưa về mực nước trước lũ? Về vấn đề này, ông Vũ Hồng Châu (Viện Tài nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á) cho rằng, việc mở 5 – 7 cửa xả đối với lũ thường xuyên là không ổn. Tuy nhiên đối với lũ thiết kế (chu kỳ 500 năm) thì đây là điều bắt buộc.
Qua trao đổi, thảo luận, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, cao trình mực nước cao nhất trước lũ của hồ Sơn La là 200m, hồ Hòa Bình là 105m, hồ Tuyên Quang là 105,2m và hồ Thác Bà là 56m.
Các đại biểu cũng thống nhất, từ ngày 10 tháng 7 nếu không cắt lũ, bắt đầu điều tiết các hồ để đến ngày 20 tháng 7 đưa mực nước các hồ về phạm vi quy định. Cụ thể, cao trình mực nước cao nhất trước lũ các hồ trong thời kỳ lũ chính vụ đối với hồ Sơn La là 194m, hồ Hòa Bình là 101m, hồ Tuyên Quang 105,2m, hồ Thác Bà là 56m.
Qua trao đổi, thảo luận, các đại biểu cũng đi đến thống nhất việc vận hành trong thời kỳ lũ chính vụ tại điểm b, khoản 2, Điều 8 như sau: “Khi mực nước tại Hà Nội vượt quá cao trình 11,5 m và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong 24 giờ tới, hồ Sơn La được sử dụng tiếp dung tích hồ đến cao trình 203 m để cắt lũ trước hồ Hòa Bình. Nếu dự báo lũ sông Đà tiếp tục lên, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương quyết định sử dụng tiếp dung tích hồ Sơn La đến cao trình 205 m hoặc cao hơn, hồ Hòa Bình được sử dụng dung tích hồ đến cao trình 109 m hoặc cao hơn để cắt lũ giữ mực nước tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1 m. Khi mực nước tại Hà Nội xuống dưới cao trình 12,5 m, căn cứ vào dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia để xả nước, đưa dần mực nước các hồ về cao trình mực nước trước lũ”.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai kết luận, sau buổi họp Cục Quản lý tài nguyên nước chỉnh sửa, có tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện Quy trình, trình Bộ TN&MT, trình Thủ tướng phê duyệt và ban hành trong thời gian sớm nhất.
Thời kỳ lũ sớm: từ 1 tháng 6 đến 19 tháng 7 Thời kỳ lũ chính vụ: từ 20 tháng 7 đến 21 tháng 8 Thời kỳ lũ muộn: từ 22 tháng 8 đến 15 tháng 9. |
(Theo DWRM)