Từ năm 1998 đến 2008, đã có 1,052 triệu cư dân đô thị được tiếp cận với nguồn nước uống sạch hơn và 813 triệu được tiếp cận với những điều kiện vệ sinh tốt hơn. Tuy nhiên, dân số đô thị trong khoảng thời gian đó cũng tăng 1,089 triệu người, khiến tỷ lệ cải thiện vẫn chưa đáng kể.
Lượng cung cấp hàng năm dưới 1,700 m3/người được xem là bắt đầu có tình trạng căng thẳng về nước. Hiện có khoảng 1/5dân số thế giới (tương đương 1.2 tỷ người) đang phải sống trong các khu vực khan hiếm nước. Dự kiến như cầu sử dụng nước đô thị sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
Trong tổng số 789triệu dân cư đô thị trên toàn thế giới, cứ 4 người thì có 1 người không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh tốt.
497triệu người ở các đô thị phải dùng nhà vệ sinh công cộng. Năm 1990, con số này chỉ là 249 triệu.
27% dân cư đô thị tại các nước đang phát triển không được tiếp cận với hệ thống nước máy đến hộ gia đình.
828 triệu người hiện đang phải sống trong các khu ổ chuột hoặc khu định cư không chính thức rải rác khắp các đô thị trên thế giới. Họ thường không được sử dụng nước từ các hệ thống cấp nước tập trung mà lệ thuộc vào các nguồn cung cấp nước khác, thông thường với giá đắt đỏ hơn gấp nhiều lần (thậm chí tới 50 lần) so với những người người láng giềng thu nhập cao.
Trên thế giới, cứ mỗi ngày có khoảng 2 triệu tấn chất thải của con người được xả vào các nguồn nước.
Tỷ lệ rò rỉ và thất thoát nước tới 50% không phải là hiếm ở các hệ thống cấp nước đô thị.
Ước tính mỗi năm có khoảng 250 đến 500 triệu m³ nước sạch bị thất thoát ở các siêu đô thị trên thế giới mà nếu tiết kiệm được thì có thể đủ cung cấp nước sạch cho thêm 10 đến 20 triệu người.