Sau thất bại tại Hội nghị tương tự ở Copenhagen cuối năm ngoái, thế giới đang trông đợi Hội nghị Cancun sẽ giúp các nước thu hẹp khoảng cách và tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, để biến sự kỳ vọng trở thành hiện thực sẽ là một thách thức lớn của Hội nghị kéo dài 12 ngày này.
Bắt đầu từ ngày 29/11, tại thành phố biển Cancun của Mexico, diễn ra Hội nghị các nước tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP16).
Được chuẩn bị từ suốt 1 năm qua, Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu tại Cancun, Mexico (COP16) có nhiệm vụ rõ ràng là hoàn thành lộ trình về một thoả thuận toàn cầu mới về biến đổi khí hậu (BĐKH) vốn còn dang dở kể từ Hội nghị COP15 tại Copenhagen. Tại bàn hội nghị, 194 quốc gia sẽ phải chịu áp lực đạt được một thoả thuận về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước khi kết thúc thời hạn hiệu lực của Nghị định thư Kyoto vào năm 2012. Trong khi đó, tình trạng BĐKH đang hàng ngày gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, cũng là một đòi hỏi khẩn thiết buộc Hội nghị phải sớm “đồng bộ hóa” các biện pháp đối phó. Tuy nhiên, liệu các nước có dẹp bỏ được bất đồng và lợi ích quốc gia để cùng hướng tới một giải pháp chung hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Thực tế từ kết quả nghèo nàn tại hội nghị COP15 năm ngoái chắc chắn sẽ là một bài học lớn cho thế giới, khi mà sau rất nhiều cam kết, tuyên bố hùng hồn cùng những cảnh báo của giới chuyên gia, COP15 chỉ đạt được một Hiệp ước không mang tính ràng buộc do một nhóm nước đưa ra. Văn kiện này chỉ nhấn mạnh mục tiêu duy trì nồng độ khí thải ở giới hạn cho phép nhằm giữ nhiệt độ Trái Đất không vượt quá 2 độ C; kêu gọi cắt giảm mạnh lượng khí thải toàn cầu và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc trợ giúp các nước đang phát triển, nhất là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề, nước kém phát triển và các quốc đảo nhỏ, thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, thỏa thuận cũng đề cập tới việc thành lập quỹ trợ giúp 100 tỷ USD vào năm 2020, để giúp các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH. Thoả thuận này không khỏi làm cho dư luận thất vọng khi nhiều mục tiêu lớn đã không hoàn thành.
Vậy vấn đề nào sẽ được đặt lên bàn hội nghị năm nay? Đó là việc thiết lập công cụ tài chính mới có tên gọi không chính thức là “Quỹ Xanh” nhằm giúp các nước nghèo đối phó với những tác hại của BĐKH, hỗ trợ tài chính các nước nhiệt đới bảo vệ rừng, khuyến khích chuyển giao công nghệ xanh- sạch, thống nhất các biện pháp chống BĐKH và cơ chế giám sát giữa các nước. Đây cũng là những nội dung hứa hẹn đạt được kết quả. Song, thảo luận về hiệp định mới thay thế Nghị định thư Kyoto mới là phần lớn nhất và khó khăn nhất.
Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về BĐKH Christiana Figueres cho rằng một trong những bài học lớn rút ra sau hội nghị COP15 năm ngoái là không thể có một giải pháp tổng thể cho vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính và “khâu yếu nhất chính là ý chí chính trị của các nước”.
Khâu yếu nhất ở đây được hiểu là thái độ của Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao nhất thế giới (khoảng 41%), song hiện vẫn đứng ngoài Nghị định thư Kyoto. Trong 13 năm qua, Mỹ đã từ chối cùng các nước công nghiệp phát triển khác tham gia văn kiện này.
Thêm vào đó, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác thời gian gần đây đã gia tăng lượng khí thải, trong khi lại bác bỏ kêu gọi của cộng đồng quốc tế tham gia văn kiện chống BĐKH.
Tranh cãi giữa 2 đầu tàu trên thế giới về phát thải khí nhà kính đã được chứng minh tại vòng đàm phán chuẩn bị cho hội nghị Cancun, diễn ra hồi đầu tháng 10 ở Thiên Tân, Trung Quốc. 2 quốc gia này thi nhau đưa ra những lý lẽ có lợi cho mình. Xung đột lợi ích đã đẩy các bên lâm vào “ngõ cụt” khi bên nào cũng muốn cam kết ít trong khi đòi hỏi bên kia hành động nhiều hơn.
Dù sớm hay muộn, thế giới cũng phải đạt được một thoả thuận toàn cầu về BĐKH, để cùng nhau chia sẻ trách nhiệm cắt giảm khí thải gây ô nhiễm. Nhưng trước khi thiết lập được mục tiêu đó, các quốc gia cần phải dàn xếp được các lợi ích của mình, cùng đạt được một sự thống nhất có thể./.
Được chuẩn bị từ suốt 1 năm qua, Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu tại Cancun, Mexico (COP16) có nhiệm vụ rõ ràng là hoàn thành lộ trình về một thoả thuận toàn cầu mới về biến đổi khí hậu (BĐKH) vốn còn dang dở kể từ Hội nghị COP15 tại Copenhagen. Tại bàn hội nghị, 194 quốc gia sẽ phải chịu áp lực đạt được một thoả thuận về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước khi kết thúc thời hạn hiệu lực của Nghị định thư Kyoto vào năm 2012. Trong khi đó, tình trạng BĐKH đang hàng ngày gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, cũng là một đòi hỏi khẩn thiết buộc Hội nghị phải sớm “đồng bộ hóa” các biện pháp đối phó. Tuy nhiên, liệu các nước có dẹp bỏ được bất đồng và lợi ích quốc gia để cùng hướng tới một giải pháp chung hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ.
Thực tế từ kết quả nghèo nàn tại hội nghị COP15 năm ngoái chắc chắn sẽ là một bài học lớn cho thế giới, khi mà sau rất nhiều cam kết, tuyên bố hùng hồn cùng những cảnh báo của giới chuyên gia, COP15 chỉ đạt được một Hiệp ước không mang tính ràng buộc do một nhóm nước đưa ra. Văn kiện này chỉ nhấn mạnh mục tiêu duy trì nồng độ khí thải ở giới hạn cho phép nhằm giữ nhiệt độ Trái Đất không vượt quá 2 độ C; kêu gọi cắt giảm mạnh lượng khí thải toàn cầu và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc trợ giúp các nước đang phát triển, nhất là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề, nước kém phát triển và các quốc đảo nhỏ, thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, thỏa thuận cũng đề cập tới việc thành lập quỹ trợ giúp 100 tỷ USD vào năm 2020, để giúp các nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH. Thoả thuận này không khỏi làm cho dư luận thất vọng khi nhiều mục tiêu lớn đã không hoàn thành.
Vậy vấn đề nào sẽ được đặt lên bàn hội nghị năm nay? Đó là việc thiết lập công cụ tài chính mới có tên gọi không chính thức là “Quỹ Xanh” nhằm giúp các nước nghèo đối phó với những tác hại của BĐKH, hỗ trợ tài chính các nước nhiệt đới bảo vệ rừng, khuyến khích chuyển giao công nghệ xanh- sạch, thống nhất các biện pháp chống BĐKH và cơ chế giám sát giữa các nước. Đây cũng là những nội dung hứa hẹn đạt được kết quả. Song, thảo luận về hiệp định mới thay thế Nghị định thư Kyoto mới là phần lớn nhất và khó khăn nhất.
Thư ký điều hành Công ước khung của LHQ về BĐKH Christiana Figueres cho rằng một trong những bài học lớn rút ra sau hội nghị COP15 năm ngoái là không thể có một giải pháp tổng thể cho vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính và “khâu yếu nhất chính là ý chí chính trị của các nước”.
Khâu yếu nhất ở đây được hiểu là thái độ của Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao nhất thế giới (khoảng 41%), song hiện vẫn đứng ngoài Nghị định thư Kyoto. Trong 13 năm qua, Mỹ đã từ chối cùng các nước công nghiệp phát triển khác tham gia văn kiện này.
Thêm vào đó, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác thời gian gần đây đã gia tăng lượng khí thải, trong khi lại bác bỏ kêu gọi của cộng đồng quốc tế tham gia văn kiện chống BĐKH.
Tranh cãi giữa 2 đầu tàu trên thế giới về phát thải khí nhà kính đã được chứng minh tại vòng đàm phán chuẩn bị cho hội nghị Cancun, diễn ra hồi đầu tháng 10 ở Thiên Tân, Trung Quốc. 2 quốc gia này thi nhau đưa ra những lý lẽ có lợi cho mình. Xung đột lợi ích đã đẩy các bên lâm vào “ngõ cụt” khi bên nào cũng muốn cam kết ít trong khi đòi hỏi bên kia hành động nhiều hơn.
Dù sớm hay muộn, thế giới cũng phải đạt được một thoả thuận toàn cầu về BĐKH, để cùng nhau chia sẻ trách nhiệm cắt giảm khí thải gây ô nhiễm. Nhưng trước khi thiết lập được mục tiêu đó, các quốc gia cần phải dàn xếp được các lợi ích của mình, cùng đạt được một sự thống nhất có thể./.
(Theo DWRM)