Hiện trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm tại Hà Nội

asen8Thành phố Hà Nội hiện đang được cấp nước với công suất khoảng 0,5 triệu m3/ngày, chủ yếu từ nguồn nước ngầm. Hiện tại có khoảng 11 nhà máy nước lớn đang hoạt động và rất nhiều các trạm xử lý nhỏ với công suất thường dưới 10.000 m3/ngày hoạt động cấp nước cho các khu dân cư mới.

Do hoàn cảnh lịch sử phát triển, một số nguồn nước ngầm đang khai thác, đặc biệt là một số hệ thống cấp nước nằm ở phía nam Hà Nội bị ô nhiễm bởi amoni và asen cao hơn mức độ cho phép đối với nước ăn uống theo tiêu chuẩn hiện hành.

Trong vùng nội và ngoại thành Hà Nội, nước ngầm cũng được khai thác để sử dụng cho quy mô nhỏ – khu tập thể hoặc các hộ giá đình. Các nguồn nước ngầm khai thác từ các giếng khoan (một phần giếng đào) cũng bị ô nhiễm bởi asen và amoni.

1. Ô nhiễm asen ở Hà Nội và vũng đồng bằng sông Hồng.

Số liệu báo cáo về tình hình ô nhiễm asen của UNICEF năm 2004.

 

Stt

Tỉnh

Số giếng

Số mẫu khảo sát

Mẫu có As>10µg/l

Tỷ lệ

%

Mẫu có As>10µg/l

Tỷ lệ

%

1

An Giang

1543

240

61

25,4

10

4,2

2

Bình Phước

52

0

0,0

0

0

3

Cao Bằng

35

2

5,7

0

0

4

Đồng Tháp

7780

212

88

41,5

83

39,2

5

Gia Lai

293

9

3,1

1

0,3

6

Hà Nam

49000

7042

4517

73,4

3534

62,1

7

Hà Nội

824

414

49,3

199

23,3

8

Hà Tây

180891

1368

638

46,6

338

24,7

9

Hải Dương

57938

480

34

7,1

3

0,6

10

TP HCM

240

0

0,0

0

0,0

11

Thừa Thiên Huế

16560

322

17

5,3

1

0,3

12

Hưng Yên

147933

3384

700

20,7

310

9,2

13

Lâm Đồng

50

11

22,3

0

0,0

14

Long An

2722

235

0

0,0

0

0,0

15

Nam Định

42964

605

156

21,3

104

13,8

16

Ninh Bình

75

26

34,7

8

10,7

17

Phú Thọ

150

0

0,0

1

0,2

18

Quảng Nam

546

0

0,0

1

0,2

19

Quảng Ninh

4960

240

5

2,1

1

0,4

20

Quảng Trị

128

14

10,4

1

0,8

21

Tây Ninh

603

0

0,0

0

0,0

22

Thái Bình

136172

125

66

52,8

1

0,8

23

Thái Nguyên

240

7

2,9

2

0,8

24

Thanh Hóa

347

17

4,9

17

4,9

25

Vĩnh Phúc

161

0

0,0

0

0,0

 

Bảng 1 – Số liệu ô nhiễm asen của một số địa phương

asen7


Số liệu từ bảng 1 cho thấy: Hà Nội, Hà Nam và Hà Tây (cũ) là những địa phương có nguồn nước ngầm hay bị nhiễm Asen.

Giá trị nồng độ asen trong nước ngầm 10 µg/l 50µg/l là tiêu chuẩn cho phép cấp nước ăn uống sinh hoạt QCVN 01/2009 và QCVN 02/2009 của Bộ Y Tế.

Ô nhiễm asen tại các nhà máy cấp nước tập trung

Tám nhà máy cấp nước của Hà Nội gồm: Mai Dịch, Ngọc Hà, Yên Phụ, Ngô Sỹ Liên, Lương Yên, Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân được khảo sát vào thời điểm 1999. Kết quả cho thấy: đối với nước chưa qua xử lý tại các nhà máy trên, ô nhiễm asen ở mức 240-320 µg/l tại ba nhà máy và ở mức 37-82 µg/l tại các nhà máy còn lại. Các hệ thống cấp nước trên áp dụng công nghệ xử lý nước truyền thống: bão hòa khí và lọc cát, qua đó giảm thiểu được asen trước khi đến tay người tiêu dùng. Nước sau xử lý của các nhà máy trên còn bị ô nhiễm với mức nồng độ từ 25-91 µg/l.

Nước giếng khoan dùng cho hộ gia đình tại vùng ngoại thành Hà Nội cũng được đánh giá về mức độ ô nhiễm asen, được các cơ quan UNICEF, trung tâm công nghệ môi trường và phát triển bền vững (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện vào thời điểm 1999-2001. Kết quả đánh giá có thể tóm tắt như sau:

Kết quả đánh giá về ô nhiễm asen tại các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì năm 1999 đối với mẫu nước chưa qua xử lý (lọc) được tổng kết trong bảng 2.

 

Địa điểm

Số lượng

mẫu đo

Nồng độ trung bình

(µg/l)

Khoảng nồng độ

(µg/l)

Đông Anh

48

31

<1-220

Từ Liêm

48

67

1-230

Gia Lâm

55

127

2-3050

Thanh Trì

45

432

9-3010

Tổng số

196

159

<1-3050

 

Bảng 2 – Nồng độ asen trung bình (đo 3 đợt) tại các huyện ngoại thành Hà Nội


Từ số liệu của bảng 2 cho thấy mức độ ô nhiễm asen tại Thanh Trì là cao nhất, ở huyện Đông Anh là thấp nhất. Số liệu trên cũng thể hiện được một phần bức tranh ô nhiễm của nước ngầm vùng ngoại thành Hà Nội.

Nhận định của một số Giáo sư, Tiến sỹ và tổ chức đầu ngành:

– Theo PGS.TS Lê Văn Cát, Trưởng phòng Hóa – Môi trường, Viện Hóa học Việt Nam: “tỉnh nhiều người nhiễm asen nhất chính là Hà Nội mở rộng hiện nay. Nhiều nơi mức nhiễm vượt quá hàng chục lần cho phép. Ô nhiễm hầu hết là các giếng nhỏ của gia đình và riêng đồng bằng bắc bộ có khoảng 5 triệu chiếc giếng như vậy. Đánh giá của UNICEF còn cho thấy, khu vực phía nam Hà Nội (cũ) ô nhiễm asen nặng nhất, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm asen trên toàn quốc, đặc biệt tại một số khu vực thuộc phường Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng), khu vực Thanh Trì .Và khu vực Hà Nội mở rộng hiện nay bao gồm cả Hà Nội cũ và Hà Tây cũ đều nằm trong danh sách có nguồn nước bị nhiễm asen cao như xã Đông Lỗ (Ứng Hòa), Liên Phương, Khánh Hà (Thường Tín), Thọ Xuân (Đan Phượng), Phương Trung (Thanh Oai)…”.

– Theo Unicef và Tổ chức Y tế thế giới WHO thì ở Việt Nam hiện nay cứ năm người có một người có nguy cơ nhiễm asen trong nước. Rất nhiều nơi nhiễm asen ở mức độ nhiễm cao đã được phát hiện và nơi nhiễm nặng nhất là tỉnh Hà Nam. Trong khoảng gần 1 triệu dân Hà Nam thì khoảng 300 ngàn người bị phơi nhiễm asen.

Các căn bệnh do Asen gây ra

 

asen3

Asen4

Asen5

asen6

asen9

Asen2

2. Ô nhiễm amoni trong nước ngầm tại Hà Nội và ở vùng đồng bằng sông Hồng

Do trong quá trình hình thành địa chất của vùng đồng bằng sông Hồng, nguồn nước ngầm ở khu vực này bị nhiễm amoni với diện rộng và nặng nề. Từ các số liệu có được cho thấy hầu như khắp vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Tây cũ, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội đều có nguồn nước ngầm nhiễm amoni với xác suất 80-90% với nồng độ cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép trong nước ăn uống sinh hoạt.

– Tại Hà Nội: Các nguồn nước đang sử dụng cho các nhà máy nước ở phía Nam (Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai) có nồng độ amoni nằm trong khoảng 10-27 mg/l.

– Trong 13 nhà máy nước đã khảo sát tại tỉnh Hà Nam (hệ thống xử lý nước quy mô nhỏ cấp nước cho vùng nông thôn) thì cả 13 nguồn nước đểu nhiễm amoni với nồng độ nằm trong khoảng 12-40 mg/l. Tại một số giếng nước gia đình ở Hà Nam xác suất nguồn bị ô nhiễm amoni cao hơn mức cho phép tới xấp xỉ 100%, nồng độ amoni cao nhất được biết là 121 mg/l

– Tại xã Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây cũ trong số 17 mẫu khảo sát (giếng gia đình) thì cả 17 đều bị ô nhiễm amoni với nồng độ từ 6-34 mg/l. Tiều chuẩn amoni cho nước sinh hoạt được bộ y tế quy định là 1,5 mg/l.

– Amoni trong nước không gây độc trực tiếp cho người sử dụng. Nhưng nitrit, nitrat là các độc tố với cơ thể người vì trong cơ thể nó có thể chuyển hóa thành hợp chất nitrosamin, là tác nhân có khả năng gây ung thư.

– Nitrat còn là tác nhân gây bệnh “xanh trẻ em – blue baby” do nó tác động xấu đến chức năng hoạt động của hemoglobin trong máu. Với người lớn nitrat không gây bệnh trên.

 

 

 

 (Theo NUSA R&D)