Dân “mù” thông tin môi trường

28% số người được hỏi tiếp cận được với tài liệu tuyên truyền về lĩnh vực này, 26% số người tiếp cận được với chủ trương của Đảng về môi trường và 36% về tiếp cận thông tin về luật pháp môi trường.

Do đó, khó đòi hỏi người dân biết được luật mà họ có cơ hội tố cáo, giám sát nạn ô nhiễm ở địa phương. Thông tin trên được mô tả rất đáng quan tâm tại hội thảo về truyền thông bảo vệ hệ thống lưu vực sông Đồng Nai diễn ra tại Bình Dương sáng 30.11.
Dân ít biết thông tin ô nhiễm!
96% số người dân khi được hỏi, họ cho rằng rất muốn biết thông tin ô nhiễm. Nguồn tin cung cấp cho họ quá ít, thậm chí không biết gì. Bởi thế, khó đòi hỏi người dân hiểu luật, vào cuộc giám sát môi trường khi mà họ thiếu cơ hội để tiếp cận nguồn thông tin chính thống từ các cơ quan chuyên môn. Báo cáo trên do Tổng cục Môi trường thực hiện với 1,2 lượt triệu người ở 6 tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Ninh Bình vừa công bố. Chỉ có 28% người được hỏi tiếp cận được với tài liệu tuyên truyền về lĩnh vực này, 26% người tiếp cận được với chủ trương của Đảng về môi trường và 36% về tiếp cận thông tin về luật pháp môi trường.
Theo T.S Nguyễn Văn Ba, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Ban Tuyên giáo T.Ư “Người dân chưa hiểu biết, có thể xem là “mù” thông tin về môi trường thì làm sao kêu họ giám sát môi trường. Phần đông số người được hỏi đều trả lời là họ cần biết thông tin về môi trường ở mức nào, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của họ không. Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu trong 6 tỉnh khi khảo sát có tới 93% số người cho rằng thông tin về môi trường là rất cần thiết.
Việc “mù” thông tin là có thiếu sót nhiều hướng, từ cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, nhưng chúng ta chưa mang đến cho họ, một nhà chuyên môn đánh giá. Trong đó nhiều nhất có tới 98% ý kiến cho rằng “ dân mù tin” là do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Còn 95% người khi được hỏi cho rằng chính quyền địa phương cũng phải chịu trách nhiệm đưa thông tin môi trường đến với người dân. Qua khảo sát có đến 18% cơ quan truyền thông chưa quan tâm đưa tin về môi trường”.
Sức ép…
T.S Nguyễn Văn Ba mô tả tầm quan trọng của lưu vực sông như một “động mạch chủ” của cơ thể. Động mạch trong cơ thể “ khổng lồ” với 12 tỉnh thành gồm Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An đang bị lâm bệnh nặng. Theo ông Ba “Nghiên cứu khảo sát về môi trường nước sông Đồng Nai, chỉ số chất lượng nước sạch giảm trầm trọng. Cụ thể năm 2005 là 2.486m3/người/năm tới năm 2010 còn 2.098m3/người/năm, dự báo đến năm 2040 chỉ còn 1.475m3/người/năm. Ở mức dưới 4.000m3/người/năm là thiếu nước sạch rồi, trong khi số liệu khảo sát hụt đến gần một nửa”.
Nói đến hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Thùy, PGĐ Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường cho biết, con sông này đang chịu sức ép gánh hơn 1,8 triệu mét khối nước thải công nghiệp, hơn 2,7 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và một lượng không nhỏ nước thải bệnh viện. Theo Chính phủ phê duyệt, hệ thống lưu vực sông này còn phát triển hơn 100 KCN, KCX, hàng trăm bệnh viện, làng nghề hai bên sông. Những đợt thanh tra, nạn xả lén các doanh nghiệp ở mức giật mình. Bình Dương là tỉnh nổi cộm nạn “xả nước bẩn” ra môi trường có thể nói là “loạn”, một chuyên gia nhận định.

 

 

(Theo DWRM)