Căng thẳng ở “tháp nước Châu Á” và bài học cho ASEAN

ảnh minh họa
Tình trạng ấm lên trên toàn cầu làm tan chảy các dòng sông băng ở dãy núi Himalaya – nơi được gọi là “Tháp nước châu Á”. Khu vực này là nguồn nước chung của các dòng sông lớn đổ về ít nhất 4 nước: Trung Quốc, Ấn Độ, NepalBangladesh. Biến đổi khí hậu cũng đang gây nên hạn hán và gây gián đoạn các dòng chảy của các con sông đó, dẫn đến sự di chuyển của những đoàn người “tỵ nạn khí hậu” từ Bangladesh đổ sang Ấn Độ. Thực tế, Ấn Độ đã xây dựng một hàng rào biên giới để ngăn chặn dòng người “tỵ nạn khí hậu”này. 

Mất an ninh nước là nguồn gốc gây căng thẳng tiềm tàng ảnh hưởng đến tất cả 4 nước ở chân dãy Himalaya. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là cuộc xung đột nhiều khả năng có thể xẩy ra giữa hai người khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, như đã từng xẩy ra trong quá khứ bởi những căng thẳng lịch sử. Lo lắng trước những tác động lâu dài của vấn đề an ninh nước ngày càng tăng, các nhà ngoại giao, học giả, các nhà phân tích của bốn nước đã gặp nhau tại Singapore ngày 2-3/12 để thảo luận vấn đề hợp tác có thể giữa bốn nước được coi là “Các nước Lưu vực Sông Himalaya”. Trung tâm Nghiên cứu An ninh Phi Truyền thống (NTS) thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam và viện nghiên cứu mang tên “Strategic Foresight Group” (SFG) đặt trụ sở tại Ấn Độ, phối hợp đăng cai và đứng ra tổ chức Hội nghị. Tại đây, SFG công bố một bản báo cáo với nhan đề: “Thách thức Himalaya: Mất an ninh Nước ở châu Á Mới nổi”.    

Báo cáo của SFG khẳng định 30-40 năm tới, nước sẽ là một trong những vấn đề cơ bản của chương trình an ninh và chính trị ở châu Á. Triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Á-phần lớn bị ảnh hưởng bởi các xu hướng an ninh ở Đông Á- cũng sẽ lệ thuộc vào tình hình ổn định địa chính trị ở tiểu khu vực Himalaya. Bởi vì Trung Quốc và Ấn Độ là các nền kinh tế khổng lồ ngày càng phát triển nên đòi hỏi rất nhiều các nguồn kinh tế cũng như nước. Nhiều thông tin cho biết, Trung Quốc dự định biến đổi khu vực thượng nguồn của sông Brahmaputra, hay gọi là sông Yarlong Tsangpo ở Tây Tạng, để khắc phục tình trạng thiếu nước ở phía Tây Trung Quốc. Kế hoạch này gây nên nhiều lo ngại cho Ấn Độ, Nepal và Bangladesh. Bắc Kinh bác bỏ những tin tức như vậy khi Ấn Độ đặt vấn đề với các nhà lãnh đạo cấp cao nhất. Những người tham dự Hội thảo nhất trí cho rằng, hợp tác là vấn đề cấp bách, đặc biệt trước những ảnh hưởng chiến lược về kinh tế, nước, môi trường, sức khỏe, lương thực và an ninh. Năm 2008, một Hội nghị ở Mumbai (Ấn Độ), đã đề cập bản báo cáo và giao cho SFG chú trọng vấn đề an ninh nước do các dòng sông băng đang tan và dòng chảy của các dòng sông bắt nguồn từ Himalaya: Sông Hoàng Hà và Trường Giang đổ vào Trung Quốc; hai con sông Brahmaputra và Hằng đổ vào Ấn Độ và Bangladesh. Một con sông khác cũng bắt nguồn từ Himalaya là sông Mê Kông-sông dài nhất Đông Nam Á, chảy qua tỉnh Vân Nam ()Trung Quốc và 5 nước Đông Nam Á: Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. 

Do đó, mất an ninh nước ở Lưu vực sông Himalaya có những ảnh hưởng rõ ràng nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở Khu vực Mê Kông mở rộng (GMS) gồm 5 nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

Do đó, có một số bài học rút ra cho các nước Đông Nam Á từ kinh nghiệm của tiểu khu vực Himalaya: Thứ nhất, nước là vấn đề xuyên biên giới. Điều này tạo nên sự cần thiết bắt buộc các nước phải hợp tác. Thứ hai, hợp tác không dễ dàng được thúc đẩy nếu không có quyết tâm chính trị và tin tưởng lẫn nhau. Đây cũng là vấn đề được nhấn mạnh trong quá trình thảo luận-phản ánh những nguồn gốc gây chia rẽ đã ảnh hưởng đến các mối quan hệ ở Đông Nam Á, trong đó có tiểu khu vực Lưu vực Sông Himalaya. Hai vấn đề: Bản chất xuyên biên giới của mất an ninh nước và sự cần thiết về quyết tâm chính trị và tin tưởng lẫn nhau-rất quan trọng đối với Đông Nam Á. Sự khác biệt là, từ khi hình thành Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN), khu vực này dần dần khắc phục sự mất lòng tin. Thực tế, các nước ASEAN đã áp dụng nhiều cách để giải quyết các khó khăn như thông qua Hội nghị Thượng đỉnh. Các nhà lãnh đạo ASEAN thấy rằng, họ có thể khắc phục những trở ngại của họ với các nước qua các Hội nghị Thượng đỉnh. Bằng cách gặp gỡ nhau thường xuyên, các nhà lãnh đạo ASEAN đã giảm bớt sự không tin tưởng lẫn nhau mang tính chất lịch sử giữa các nước. Khi ASEAN trở nên ít xung đột, các nhà lãnh đạo sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn.     

Sau 4 thập kỷ tồn tại như một khối khu vực, hiện nay ASEAN đã biến đổi thành một nhóm có tổ chức và các quy định chặt chẽ hơn và thậm chí giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề nhạy cảm chẳng hạn như nhân quyền. Vấn đề mất an ninh nước ở Đông Nam Á, cũng như ở khu vực Himalaya, chưa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nhưng chắc chắn đang nổi lên.

 

 

 

(Theo Monre.gov.vn)