Thông báo, dự báo diễn biến tài nguyên nước dưới đất năm 2012

Đến nay, công tác quan trắc quốc gia tài nguyên nước dưới đất đang được thực hiện ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; Nam Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước thực hiện.

Trong quá trình thông báo, cảnh báo và dự báo về tài nguyên nước dưới đất, một số thuật ngữ và chữ viết tắt được hiểu như sau:

Hcp: Mực nước hạ thấp cho phép

TCCP: giá trị hàm lượng giới hạn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09: 2008/ BTN&MT.

TB: Trung bình;

TDS: Tổng chất rắn hòa tan hay tính gần bằng độ tổng khoáng hóa;

NDĐ: Nước dưới đất.

A. Đồng bằng Bắc Bộ

I. Mực nước

1. Cảnh báo

Tại một số vùng, mực nước tầng chứa nước Pleistocene giảm dần theo thời gian. Mực nước đã hạ thấp sâu gần tới Hcp như Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội. Ở một số nơi như Hải Hậu – Trực Ninh – Nam Định, Quỳnh Phụ – Thái Bình, mực nước hạ thấp còn ở mức an toàn nhưng tầng chứa nước điều kiện thủy địa hóa phức tạp, cần chú ý để tránh xâm nhập mặn do khai thác nước gây ra. Các cơ quan quản lý tài nguyên nước cần chú ý để có giải pháp phù hợp.

Tuy nhiên, giá trị mực nước quan trắccảnh báo chỉ là cục bộ theo từng công trình chứ không phải trên diện rộng.  

Mực nước hạ thấp nhất đo được tại công trình Q.63a (Mai Dịch- Cầu Giấy – Hà Nội) tháng 12 năm 2012 là 28,76m chiếm 61,70% Hcp.

 vv325

vv232

2. Dự báo ngắn hạn

Kết quả dự báo mực nước tại một số khu vực khai thác mạnh tầng chứa nước Pleistocen như sau:

* Vùng Hà Nội: Dự báo mực nước TB tháng 6 năm 2013tại công trình Q.63a (Mai Dịch – Từ Liêm) dự báo mực nước tháng 6 năm 2013 là 28,99m.

*Vùng Nam Định: Dự báo mực nước TB tháng 6 năm 2013 tại công trình Q.109a (Trực Phú – Trực Ninh) là 11,90m.

*Vùng Thái Bình: Dự báo mực nước TB tháng 6 năm 2013 tại công trình Q.159b (An Bài –Quỳnh Phụ) 5,34m.

*Vùng Vĩnh Phúc: Dự báo mực nước TB tháng 6 năm 2013 tại công trình Q.5 (Ngô Quyền Vĩnh Yên) là 10,74m.

*Vùng Hải Dương: Dự báo mực nước TB tháng 6 năm 2013 tại công trình Q.131b (TT. Thanh Miện-Thanh Miện) là 4,23m.

3. Dự báo dài hạn

Trên cơ sở kết quả xây dựng mô hình dòng chảy NDĐ vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2005, mực nước được dự báo cho năm 2014. Kết quả dự báo cho tầng chứa nước Pleistocene tại một số tỉnh, thành phố như sau:

– Thành phố Hà Nội: Khu vực Nam sông Hồng: Dự báo độ sâu mực nước thấp nhất đến năm 2014 gần bãi giếng Mai Dịch là 29,9m (công trình Q.63a).

            – Tỉnh Nam Định: Dự báo độ sâu mực nước thấp nhất đến năm 2014 tại công trình Q.109a (Trực Phú, Trực Ninh) là 13,01m;

– Tỉnh Thái Bình: Dự báo độ sâu mực nước thấp nhất đến năm 2014 tại công trình Q.159b (An Bài, Quỳnh Phụ) là 5,63m;

            – Tỉnh Vĩnh Phúc: Dự báo độ sâu mực nước thấp nhất đến năm 2014 tại công trình Q.5 (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) là 12,15m;

            – Tỉnh Hải Dương: Dự báo độ sâu mực nước thấp nhất đến năm 2014 tại công trình Q.131b (Trực Phú, Trực Ninh) là 4,66m.

II. Chất lượng nước 

1. Tầng chứa nước Holocen trên (qh2) 

Kết quả phân tích hàm lượng các nguyên tố đa lượng từ 35 mẫu nước mùa khô và 36 mẫu nước mùa mưa năm 2012 cho thấy giá trị TDS trung bình của tầng vào mùa khô2937mg/l và mùa mưa là 3001mg/l, có 11mẫu vượt quá hàm lượng TCCP (1500mg/l). Giá trị TDS lớn nhất vào mùa khô là 22246 mg/l tại công trình Q.111 (Hải Lý Hải Hậu Nam Định) và mùa mưa là 23675 mg/l tại công trình Q.165 (Hải Thành – Kiến Thụy – Hải Phòng). Vùng nước nhạt phân bố từ tây bắc đến phần trung tâm đồng bằng (một phần thành phố Hà Nội) và dọc theo các con sông lớn nơi nước dưới đất được nước sông cung cấp. Giá trị TDS nhỏ nhất vào mùa khô là 235 mg/l tại công trình Q.115 (TT. Hồ – Thuận Thành Bắc Ninh), vào mùa mưa là 106 mg/l tại công trình Q.67 (Tứ Liên – Tây Hồ – Hà Nội).

Kết quả phân tích hàm lượng Amoni: Mẫu được lấy ở 8 công trình (trong tổng số 40 công trình quan trắc),tập trung vào những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao trong đồng bằng như thành phố Hà Nội (Q.64, Q.65a Q.69, Q.75) và thành phố Phủ Lý (Q.84a, Q. 85a). Kết quả phân tích cho thấy 8 mẫuđều có giá trị Amôni cao hơn TCCP (>0,1mg/l tính theo N).Hàm lượng TB Amôni (tính theo Nitơ) vào mùa khô là 13,21mg/l và mùa mưa là 12,99mg/l. Hàm lượng Amôni cáo nhất25,98 mg/l vào mùa khô gặp tại công trình Q.85a(Lam Hạ – Phủ Lý – Hà Nam) và 38,89 mg/l vào mùa mưa gặp tại công trình Q.65a(Thanh Liệt – Thanh TrìHà Nội).

2. Tầng chứa nước Pleistocen

Kết quả phân tích hàm lượng các nguyên tố đa lượng từ 49 mẫu nước mùa khô và 50 mẫu nước mùa mưa năm 2012 cho thấy giá trị TDS trung bình của tầng vào mùa khô756mg/l và mùa mưa là 813mg/l, có 6 mẫu vào mùa khô và 4 mẫu vào mùa mưa mẫu vượt quá hàm lượng TCCP (1500mg/l). Vùng nước mặn phát triển từ trung tâm đồng bằng (Hải Dương, Hưng Yên) đến vùng biển (Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh). Trong đó giá trị TDS lớn nhất vào mùa khô 6471 mg/l tại Q.156a (Thụy Hà – Thái Thụy – Thái Bình) và mùa mưa 7360mg/l tại công trình Q.145a (Thanh Hải – Thanh Hà – Hải Dương). Vùng nước nhạt phân bố từ tây bắc đến phần trung tâm đồng bằng (một phần thành phố Hà Nội) và một số thấu kinh ven biển thuộc Nam Định, Hải Phòng và QUảng Ninh. Giá trị TDS nhỏ nhất vào mùa khô 54mg/l và mùa mưa là 64mg/l tại công trình Q.7 (Bình Dương – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc).

Kết quả phân tích hàm lượng các nguyên tố vi lượng từ 40 mẫu nước cho thấy có 20 mẫu (vào mùa khô) có hàm lượng Mangan (Mn) và 17 mẫu (vào mùa mưa) vượt quá hàm lượng TCCP (0,5mg/l). Có 4 mẫu ( mùa khô) và 3 mẫu (mùa mưa) có hàm lượng Asen (As) vượt TCCP (0,01mg/l), hàm lượng As cao nhất là 0,40 mg/l vào mùa khô và 0,27mg/l vào mùa mưa tại công trình Q.58a (Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội). Các chỉ tiêu khác đều nhỏ hơn TCCP.

Kết quả phân tích hàm lượng Amôni (tính theo N) cho thấy trong 30 mẫu mùa khô và 31 mẫu mùa mưa các mẫu đều có hàm lượng Amôni (NH4+ cao hơn TCCP (0,1mg/l). Hàm lượng TB Amôni vào mùa khô là 8,01mg/l và mùa mưa là 6,10mg/l. Hàm lượng Amôni đặc biệt lớn đến 38,3 mg/l vào mùa khô gặp tại công trình Q.88b (Chuyên Ngoại – Duy Tiên –Hà Nam) và 37,7mg/l vào mùa mưa gặp ở công trình Q.69a (Phú Lãm – Hà Đông – Hà Nội).

B. Vùng Nam Bộ

I. Mực nước 

1. Cảnh báo

Kết quả quan trắc mực nước dưới đất năm 2012 cho thấy tại một số điểm quan trắc, mực nước đã hạ thấp sâu, vào khoảng tiệm cận với Hcp. Tuy nhiên, mực nước Hcp đôi chỗ còn ở mức an toàn, do tầng chứa nước có chiều dày lớn, nằm sâu, mực nước Hcp tối đa là 50m song có điều kiện thủy địa hóa phức tạp, cần chú ý để tránh xâm nhập mặn do khai thác nước gây ra. Các cơ quan quản lý tài nguyên nước cần chú ý để có giải pháp phù hợp.

Tuy nhiên, giá trị mực nước quan trắc và cảnh báo chỉ là cục bộ theo từng công trình chứ không phải trên diện rộng.  

* Vùng Hồ Chí Minh: mực nước có xu hướng hạ thấp. Tại công trình Q004030(Thạnh Lộc – Quận 12) – tầng chứa nước qp1, tốc độ bình quân là 0,79m/năm (tính từ năm 1995 đến 2012). Độ sâu mực nước TB tháng thấp nhất năm 2012 là 17,50m vào tháng 8 chiếm 35,00% Hcp (xem bảng 7).

* Vùng Sóc Trăng: mực nước có xu hướng hạ thấp. Tại công Q598030(Phường 3-TP Sóc Trăng) – tầng chứa nước qp1, tốc độ bình quân là 0,39m/năm (tính từ năm 1995 đến 2012). Đsâu mực nước TB tháng thấp nhất năm 2012 là 9,92m vào tháng 8 chiếm 19,84% Hcp 

 vv326

vv234

2. Dự báo ngắn hạn

* Vùng TP. Hồ Chí Minh: Dự báo mực nước TB tháng 6 năm 2013 tại công trình Q011340 – Phường Tân Chánh Hiệp là28,36m; công trình Q019340 – phường Đông Hưng là 37,51m; và tại công trình Q004030 – Thạnh Lộc là 18,39m.

* Vùng Sóc Trăng: dự báo mực nước TB tháng 6 năm 2013 tại công trình Q598030 là 10,17m.

II. Chất lượng nước

Kết quả phân tích mẫu nước ở các công trình quan trắc cho thấy, chất lượng nước tương đối tốt, chỉ có một số chỉ tiêu có hàm lượng vượt TCCP, thường là TDS, NH4+ (tínhtheo Nitơ), Mn và Ni.

– Chỉ số TDS thể hiện nước dưới đất nhạt (dưới 1500mg/l): Ở các tầng chứa nước chính, số công trình quan trắc đạt TCCP chiếm từ 50 đến 66% trên tổng số công trình lấy mẫu.

+ Tầng qp3: Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh; Bình Minh – Vĩnh Long; Củ Chi – TP Hồ Chí Minh; Cao Lãnh – Đồng Tháp; Trà Cú – Trà Vinh. Kết quả phân tích cho thấy TDS trung bình của tầng vào mùa khô là 3735mg/l, mùa mưa là 2826mg/l. Giá trị TDS nhỏ nhất vào mùa khô là 32mg/l gặp ở công trình Q00102A (Phước Minh – Dương Minh Châu – Tây Ninh); mùa mưa là 43 mg/l gặp ở công trình Q804020 (Đồng Dù – Củ Chi – TP Hồ Chí Minh). Giá trị TDS lớn nhất vào mùa khô là 21320mg/l, mùa mưa là 19720mg/l gặp ở công trình Q409020 (Phường 3 – TP Sóc Trăng – Sóc Trăng).

+ Tầng qp2-3: Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Châu Thành – An Giang; Hóc Môn, Củ Chi, Quận 12 – TP Hồ Chí Minh; huyện Bến Cát – Bình Dương; Tân Biên, Bến Cầu – Tây Ninh; Châu Thành – Kiên Giang; Long Mỹ- Hậu Giang; Trà Cú – Trà Vinh; Bạc Liêu – Bạc Liêu. Kết quả phân tích cho thấy TDS trung bình của tầng vào mùa khô là 4408mg/l, mùa mưa là 4359mg/l. Giá trị TDS nhỏ nhất vào mùa khô là 24mg/l và mùa mưa là 37mg/l gặp ở công trình Q22002Z (Tân Lập – Tân Biên – Tây Ninh). Giá trị TDS lớn nhất vào mùa khô là 36900mg/l, mùa mưa là 30700mg/l gặp ở công trình Q822030 (Long Hoà – Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh).

+ Tầng qp1: Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Quận12, Củ Chi – TP Hồ Chí Minh; Tân Biên, Trảng Bàng – Tây Ninh; Long Thành, Nhơn Trạch – Đồng Nai; Đức Hòa – Long An; Châu Thành – Kiên Giang; Long Mỹ – Hậu Giang. Kết quả phân tích cho thấy TDS trung bình của tầng vào mùa khô là 4112mg/l, mùa mưa là 1946mg/l. Giá trị TDS nhỏ nhất vào mùa khô là 45mg/l gặp ở công trình Q220040 (Tân Lập – Tân Biên – Tây Ninh); Mùa mưa là 55 mg/l gặp ở công trình Q00204A (Bình Mỹ – Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) và Q039340 (Hiệp Phước – Nhơn Trạch – Đồng Nai). Giá trị TDS lớn nhất vào mùa khô là 23877mg/l gặp ở công trình Q821040 (Bình Khánh – Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh), vào mùa mưa là 17700mg/l gặp ở công trình Q21402Z (Tân Long Hội – Măng Thít – Vĩnh Long).

+ Tầng n22:Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Củ Chi, Quận 12, Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh; Chơn Thành – Bình Phước; Tân Uyên, Bến Cát – Bình Dương; Thị xã Tây Ninh – Tây Ninh; Long Thành – Đồng Nai; Thụ Thừa, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng – Long An; Lai Vung- Đồng Tháp; Duyên Hải – Trà Vinh. Kết quả phân tích cho thấy TDS trung bình của tầng vào mùa khô là 5297mg/l, mùa mưa là 2388mg/l. Giá trị TDS nhỏ nhất vào mùa khô là 45mg/l và mùa mưa là 53mg/l gặp ở công trình Q223040 (Minh Hưng – Chơn Thành – Bình Phước). Giá trị TDS lớn nhất vào mùa khô 26800mg/l và mùa mưa là 27360mg/l gặp ở công trình Q406040 (Long Sơn – Cầu Ngang – Trà Vinh).

+ Tầng n21:Các khu vực nước nhạt chủ yếu ở Củ Chi – TP Hồ Chí Minh; Tân Biên, Châu Thành – Tây Ninh; Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Thụ Thừa – Long An; Châu Thành – Kiên Giang; Ngọc Hiển – Cà Mau. Kết quả phân tích cho thấy TDS trung bình của tầng vào mùa khô là 5135mg/l, mùa mưa là 1972mg/l. Giá trị TDS nhỏ nhất vào mùa khô là 108mg/l và mùa mưa là 89mg/l gặp ở công trình Q80404Z (Đồng Dù – Củ Chi – TP Hồ Chí Minh). Giá trị TDS lớn nhất vào mùa khô là 23520mg/l gặp ở công trình Q219040 (TT Ba Tri – Ba Tri – Bến Tre), vào mùa mưa là 16420mg/l gặp ở công trình Q17704Z (Phường 9 – TP Cà Mau – Cà Mau).

– Các chỉ số khác: Có một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép, điển hình là chỉ tiêu Mn, Ni và NH4+. Giá trị lớn nhất là Mn: 24,99mg/l, Ni: 0,33mg/l vào mùa khô thấy ở công trình Q616040 (TT Bến Lục, Bến Lục, Long An – tầng qp1); và NH4+: 3,47mg/l vào mùa mưa thấy ở công trình Q224020 (Thới Hoà, Bến Cát, Bình Dương – tầng qp2-3).

C. Vùng Tây Nguyên

I. Mực nước

a. Tầng chứa nước Q: độ cao mực nước TB tháng của tầng là 500,70m, thấp nhất là 500,20m vào tháng 3 và cao nhất là 501,07m vào tháng 10.

b. Tầng chứa nước Q2: độ cao mực nước TB tháng của tầng là 667,12m, thấp nhất là 665,14m vào tháng 5 và cao nhất vào tháng 10 là 669,47m.

c. Tầng chứa nước N2-Q1: độ cao mực nước TB tháng của tầng là 608,39m, thấp nhất là 607,24m vào tháng 3 và cao nhất là 610,83 vào tháng 10.

d. Tầng chứa nước n: độ cao mực nước TB tháng của tầng là 396,00m, thấp nhất là 395,06m vào tháng 5 và cao nhất là 397,01m vào tháng 10.

II. Chất lượng nước

Kết quả phân tích mẫu nước tại các công trình quan trắc năm 2012 cho thấy hàm lượng các chỉ tiêu giữa các năm không biến đổi nhiều.

Kết quả phân tích hàm lượng các nguyên tố đa lượngcho thấy giá trị TDS trung bình của tầng vào mùa khô154mg/l và mùa mưa là 145mg/l, đều thấp hơn TCCP . Một số công trình có hàm lượng sắt (Fe) cao, vượt quá TCCP điển hình công trình C3o là 12,15mg/l (Biển Hồ – TP.Pleiku – Gia Lai).

Kết quả phân tích hàm lượng các hợp chất Nitơ cho thấy trong 23 mẫu thì có 3 mẫu Amôni; 1 mẫu Nitrat vào mùa khô và 1 mẫu Nitrit mùa mưa có hàm lượng cao hơn TCCP.

Kết quả phân tích các nguyên tố vi lượng cho thấy hầu hết thấp hơn TCCP trừ Mangan (Mn),22,22% mẫu (mùa khô) và 7,41% mẫu (mùa mưa) có hàm lượng (Mn) cao hơn TCCP. Hàm lượng Mn cao nhất đạt 1,768mg/l (mùa khô) gặp tại công trình LK18T (TT.An Khê – An Khê – Gia Lai).

 

 

(Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước)