Vùng Nam Bộ có 5 tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n22), tầng chứa nước Pliocene hạ (n21). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất năm 2018, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho tháng cuối năm 2018 và tháng đầu năm 2019. Kết quả được thể hiện như sau:
1. Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 11 so với tháng 10 có xu thế hạ là chính, có 28/40 công trình mực nước hạ, 7/40 công trình mực nước dâng và 5/40 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,83m tại TT Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang (Q40702CM1) và giá trị dâng cao nhất là 1,41m tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q09902A).
Trong tháng 11: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 10,33m tại Phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (Q409020M1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,20m tại TT Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh Tây Ninh (Q40702C).
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 12/2018 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo tháng 11/2018 (xem hình 5), có 31/40 công trình mực nước hạ, 4/40 công trình mực nước dâng và 5/40 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước hạ từ 0,50m đến 1,00m tập trung ở huyện Gò Dầu, TT Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh; quận 12, huyện Củ Chi – TP Hồ Chí Minh. Mực nước dâng từ 0,25m đến 0,50m tập trung ở huyện Củ Chi – TP Hồ Chí Minh
2. Tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 11 so với tháng 10 có xu thế hạ là chính, có 15/24 công trình mực nước hạ, 5/24 công trình mực nước dâng và 4/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 1,26m tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh (Q003340) và giá trị dâng cao nhất là 0,27m tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh (Q808030M1).
Trong tháng 11: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 32,34m tại phường Đông Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q019340). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,40m tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (Q22002Z).
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 12/2018 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo tháng 11/2018 (xem hình 10), có 17/24 công trình mực nước hạ, 2/24 công trình mực nước dâng và 5/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,25m đến 0,50m tập trung ở quận 12, huyện Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh; huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương; huyện Châu Thành, huyện Tân Biên – tỉnh Tây Ninh; huyện Tân Châu – tỉnh An Giang. Mực nước hạ từ 0,25m đến 0,50m tập trung ở huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh.
3. Tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 11 so với tháng 10 có xu thế hạ là chính, có 13/21 công trình mực nước hạ, 3/21 công trình mực nước dâng và 5/21 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,74m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020) và giá trị dâng cao nhất là 0,15m tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q017030M1).
Trong tháng 11: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 21,64m tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q017030M1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,78m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040020).
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 12/2018 có xu thế hạ so với mực nước thực đo tháng 11/2018 (xem hình 15), có 15/21 công trình mực nước hạ, 1/21 công trình mực nước dâng và 5/21 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước hạ từ 0,50m đến 1,00m tập trung ở huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai. Mực nước dâng từ 0,05m đến 0,25m tập trung ở TP Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng
4. Tầng chứa nước Pliocene trung (n22)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 11 so với tháng 10 có xu thế hạ là chính, có 13/23 công trình mực nước hạ, 5/23 công trình mực nước dâng và 5/23 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,89m tại xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (Q040040M1) và giá trị dâng cao nhất là 0,42m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011040).
Trong tháng 11: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 26,98m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011040). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 1,91m tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (Q223040)
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 12/2018 có xu hướng hạ so với mực nước thực đo tháng 11/2018 (xem hình 20), có 17/24 công trình mực nước hạ, 4/24 công trình mực nước dâng và 3/24 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước hạ từ 0,5m đến 1,00m tập trung ở huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai; huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước; huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương. Mực nước dâng từ 0,05 đến 0,25m tập trung ở huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh; huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương; huyện Cầu Ngang – tỉnh Trà Vinh; TP Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng
5. Tầng chứa nước Pliocene hạ (n21)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 11 so với tháng 10 có xu thế không rõ ràng, có 9/21 công trình mực nước dâng, 8/21 công trình mực nước hạ và 4/21 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 0,84m tại TT Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh (Q605060) và giá trị hạ thấp nhất là 0,56m tại TT Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An (Q02704Z).
Trong tháng 11: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 22,65m tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (Q604060). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 4,51m tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (Q222040).
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 12/2018 có xu thế hạ so với mực nước thực đo tháng 11/2018 (xem hình 25), có 11/21 công trình mực nước hạ, 4/21 công trình mực nước dâng và 6/21 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,25m đến 0,50m tập trung ở huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh. Mực nước hạ từ 0,25m đến 1,00m tập trung ở huyện Thủ Thừa – tỉnh Long An; huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh