Vùng Nam Bộ có 5 tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n22), tầng chứa nước Pliocene hạ (n21). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất năm 2015 và năm 2016 diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho tháng 9 và 10 năm 2016. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:
I. Tổng quan diễn biến mực nước
I.1. Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3)
Diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 so với giá trị trung bình tháng 7 mực nước có xu thế dâng, có 30/41 công trình mực nước dâng và 11/41 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 2,13m tại phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh (Q011020).
Trong tháng 8: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 10,58m tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q09902A). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,65m tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q01302F).
Diễn biến mực nước dưới đất mực nước tháng 8 so với cùng thời điểm 1 năm trước, 5 năm trước và 10 năm trước được thể hiện chi tiết trong bảng 1, 2 và các hình 2, 3, 4. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước lần lượt là 1,07m; 4,36m và 4,66m tại huyện Bình Chánh, Quận 12 – TP Hồ Chí Minh và huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh
Kết quả chi tiết quý độc giả quan tâm có thể tải file Tại đây