Vùng Tây Nguyên gồm có 4 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trẻ đến giàgồm: tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổngphun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun tràoBazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI) và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa cácthành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N).
Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyênnước dưới đất được phân tích và đánh giá để dự báo cho tháng 2 và tháng 3 năm 2017.Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:
I. Tổng quan diễn biến mực nước
I.1. Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q)
Diễn biến mực nước dưới đất tháng 1 năm 2017 so với giá trị trung bình tháng12 năm 2016: mực nước có xu thế hạ chiếm ưu thế, có 23/32 công trình có mực nướchạ 7/32 công trình có mực nước dâng, và 2/32 công trình có mực nước dâng hạ khôngđáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 1,06m tại Hà Tam-Đăk Pơ-Gia Lai (LK14T) và giá trịdâng cao nhất là 1,20m tại TT.Phú Thiện-Phú Thiện-Gia Lai (CB1-IV) (xem hình 1).
Trong tháng 1: mực nước trung bình tháng sâu nhất là 7,99m tại Ninh Gia-ĐứcTrọng-Lâm Đồng (LK107aT). Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,80m tạiQuảng Điền-Krông Ana-Đắk Lắk (LK76T).
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 1 so với cùng thời điểm 1 năm, 5năm và 10 năm trước được ghi chi tiết trong bảng 1, 2 và các hình 2, 3 và 4. Mực nước suygiảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước lần lượt là 0,78m;1,82m và 1,46m tại Phú Thiện-Gia Lai và Krông Nô-Đắk Nông.
Xem chi tiết tại đây
{phocadownload view=category|id=22|text=Xem chi tiết 2017|target=s}