Bản Tin Thông Báo, Dự Báo Và Cảnh Báo Tài Nguyên Nước Dưới Đất Lưu Vực Sông Bằng Giang – Kỳ Cùng Tháng 1 Năm 2024

Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, bao gồm 3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn với tổng diện tích lưu vực là 10.847km2.

Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Bằng Giang vào loại thấp, dao động khoảng từ 1.400 – 1.750mm, trong đó vùng ít mưa nhất tại trạm Cao Bằng với lượng mưa trung bình năm khoảng 1,406mm; nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất là Nguyên Bình (1.764mm), Lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Kỳ Cùng phổ biến từ khoảng 1.200 – 1.600mm, trong đó vùng ít mưa nhất tại Na Sầm với lượng mưa trung bình năm khoảng 1.118mm; nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất là Ngân Sơn (1.611mm), Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng là 8,2 tỷ m3. Dòng chảy trên lưu vực sông Bằng Giang là 3,89 tỷ m3 chiếm 49,3% tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm, lượng nước trên dòng chính lưu vực sông Kỳ Cùng là 1,8 tỷ m3 chiếm 19,7%, lượng nước trên lưu vực sông Bắc Khê là 0,66 tỷ m3 chiếm 8,2%, lượng nước trên lưu vực sông Bắc Giang là 1,85 tỷ m3 chiếm 22,9 %.

Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng được phân chia thành 14 vùng bao gồm: Lưu vực sông Rẻ Rào, Lưu vực sông Bắc Vọng, Dòng chính sông Hiến, Lưu vực sông Minh Khai, Dòng chính Bằng Giang đoạn 1, Dòng chính Bằng Giang đoạn 2, Dòng chính Bằng Giang đoạn 3, Lưu vực sông Bắc Khê, Lưu vực sông Bắc Giang, Lưu vực sông Mo Pia, Dòng chính sông Kỳ Cùng đoạn 1, Dòng chính sông Kỳ Cùng đoạn 2, Dòng chính sông Kỳ Cùng đoạn 3 và Dòng chính sông Kỳ Cùng đoạn 4.

Dự báo tổng lượng nước nội sinh: Lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc 3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn với tổng diện tích là 10.847km2. Lưu vực sông được chia thành 14 vùng dự báo. So với tháng trước, tài nguyên nước mặt trong tháng 1/2024 trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng có xu thế giảm tương đối nhiều trung bình từ 26,38% – 35,64%; tổng lượng nước nội sinh dự báo trên các tiểu lưu vực trong tháng 1/2024 đạt trung bình 5,32 đến 5,48 triệu m3.

 

Dự báo lượng nước có thể khai thác sử dụng:  Dựa trên kết quả dự báo tổng lượng nước đến trên 14 vùng dự báo, chúng tôi đã tiến hành dự báo lượng nước có thể khai thác sử dụng tại 14 vùng trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng. So với giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ thì lượng nước nội sinh có xu hướng tăng nhẹ, trung bình trong khoảng từ 5,00 đến 7,00%.

Cảnh báo nguy cơ thiếu nước: Kết quả tính toán cho thấy 3/14 tiểu lưu vực thiếu nước trong tháng 1/2024.

Đề Xuất, Kiến Nghị

 Trong tháng 1, tổng lượng nước mặt nội sinh dự báo trên phạm vi các tiểu lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng hầu hết tương đương so với trung bình nhiều năm; so với tháng cùng kỳ năm trước thì có xu thế tăng với lượng tăng trung bình từ 19,88 đến 20,10% và so với tháng 12/2023 thì giảm tương đối nhiều, trung bình khoảng 26,38 – 35,64%. Mức giảm cao nhất là tại tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng đoạn 4, lên đến 78,66%.

Căn cứ trên nhu cầu tháng của các tiểu vùng và đối chiếu kết quả dự báo lượng nước có thể khai thác sử dụng có thể thấy rằng, trong tháng 1 hầu hết các tiểu lưu vực không bị thiếu nước. Tại các tiểu lưu vực này, việc xác định tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước trong tháng 1/2024, phải tuân thủ theo Điều 21, Thông tư 04/2020/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; Trong khi đó, ba tiểu lưu vực thiếu nước là: tiểu lưu vực sông Mó Pia, tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng đoạn 2 và tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng đoạn 4 với mức thiếu trung bình tương ứng là 9,50%, 10,90% và 10,75%. Vì vậy việc xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước phải tuân thủ theo Điều 23, Thông tư 04/2020/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh..

Xem chi tiết tại đây: