Bản Tin Dự Báo, Cảnh Báo Tài Nguyên Nước Lưu Vực Sông Cửu Long Tháng 7 Năm 2023

Lưu vực sông Cửu Long là một trong các lưu vực sông lớn của Việt Nam, bao gồm 13 tỉnh thành là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha.

– Đối với tài nguyên nước mặt: Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Cửu Long dao động từ khoảng 1300-2400mm. Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm trên lưu vực sông Cửu Long là khoảng 500km3, trong đó khoảng 23,0km3 được hình thành trong đồng bằng sông Cửu Long, 477km3 từ trung thượng lưu sông Mê Công chảy vào đồng bằng sông Cửu Long. Mùa mưa hàng năm thường xuất hiện vào các tháng V – X, lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 70 – 85% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa cạn từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng dòng chảy mùa cạn chiếm khoảng 15 – 30% tổng lượng dòng chảy năm.

– Đối với tài nguyên nước dưới đất: Lưu vực sông Cửu Long hiện nay có 245 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia xây dựng và đưa vào vận hành. Lưu vực sông bao gồm 5 tầng chứa nước chính là Tầng chứa nước Pleistocene trên (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng chứa nước Pleistocene hạ (qp1), tầng chứa nước Pliocene trung (n22) và tầng chứa nước Pliocene hạ (n21). Theo dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước như sau: tầng chứa nước qp3 là 4.975.661m3/ngày, tầng chứa nước qp2-3 là 7.218.972m3/ngày, tầng chứa nước qp1 là 7.135.305m3/ngày, tầng chứa nước n22 là 10.128.854m3/ngày và  tầng chứa nước n21 là 8.563.299m3/ngày.

  1. Tài nguyên nước mặt

Dự báo tài nguyên nước mặt

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tổng lượng mưa trong tháng 7 vùng Nam Bộ phổ biến cao hơn từ 5-10% so với TBNN cùng thời kỳ.

Dựa theo nhận định trên kết hợp với số liệu mưa dự báo từ vệ tinh, dự báo trong tháng 7 năm 2023, tổng lượng nước mặt dự báo sinh ra từ mưa trên phạm vi diện tích lưu vực sông Cửu Long vào khoảng 3,50 – 4,13 tỷ m3.

Dự báo mức tăng/giảm tổng lượng nước nội sinh tại các vùng dự báo so với cùng kỳ năm trước

Cảnh báo tài nguyên nước mặt

Tổng lượng nước mặt dự báo trên lưu vực sông Cửu Long trong tháng 7 năm 2023 có xu thế giảm trung bình khoảng 47,7 – 55,6% so với tháng 7 năm 2022, trong đó tập trung chủ yếu ở các vùng ngọt. Vì vậy khả năng sử dụng nguồn nước mặt từ mưa trên lưu vực không thuận lợi bằng cùng kỳ năm trước.

  1. Tài nguyên nước dưới đất

2.1.      Thông báo tình hình tài nguyên nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene trên (qp3): Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng hạ không đáng kể, có 26/35 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể, 5/35 công trình mực nước hạ và 4/35 công trình mực nước dâng. Giá trị hạ thấp nhất là 2,05m tại Phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng (Q59801Z) và giá trị dâng cao nhất là 0,48m tại Phường 9, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau (Q17701ZM1).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene giữa-trên (qp2-3): Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng hạ không đáng kể, có 26/37 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể, 4/37 công trình mực nước hạ và 7/37 công trình mực nước dâng. Giá trị hạ thấp nhất là 0,53m tại phường 1, TX Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (Q217020) và giá trị dâng cao nhất là 0,2m tại xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (Q40403T).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene dưới (qp1): Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng hạ không đáng kể, có 22/31 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể, 3/31 công trình mực nước hạ và 6/31 công trình mực nước dâng. Giá trị hạ thấp nhất là 0,49m tại xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long (Q21402ZM1) và giá trị dâng cao nhất là 0,1m tại Phường 9, Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau (Q177040).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các đá trầm tích Pliocen giữa (n22): Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng hạ không đáng kể, có 27/33 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể, 5/33 công trình mực nước dâng và 1/33 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 0,17m tại Phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Q597050) và giá trị hạ thấp nhất là 0,14m tại TT Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An (Q02204Z).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các đá trềm tích Pliocene dưới (n21): Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 6 so với tháng 5 có xu thế dâng hạ không đáng kể, có 23/28 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể, 4/28 công trình mực nước dâng và 1/28 công trình mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 0,14m tại Phường 9, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau (Q17704ZM1) và giá trị hạ thấp nhất là 0,1m tại xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (Q031040).

2.2. Dự báo tài nguyên nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene trên (qp3): Theo kết quả phân tích chất lượng nước mùa khô năm 2023 được đánh giá theo QCVN 09:2023/BTNMT tại lưu vực sông cho thấy, nước trong tầng thuộc nước nhạt đến mặn. Hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên có một số chỉ tiêu vượt như Mn vượt cao nhất tại xã Đông Hòa, huyện Châu Thành (Q621020); As vượt cao nhất là tại xã Lê Chánh, huyện Tân Châu (Q20302ZM1); F vượt cao nhất là tại xã Khánh Hòa, huyện U Minh (Q631020) và NH4+ vượt cao nhất tại công trình Q20302ZM1 (xã Lê Chánh, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene giữa-trên (qp2-3): Theo kết quả phân tích chất lượng nước mùa khô năm 2023 được đánh giá theo QCVN 09:2023/BTNMT tại lưu vực sông cho thấy, nước trong tầng thuộc nước nhạt đến mặn. Hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên có một số chỉ tiêu vượt như Mn vượt cao nhất là tại xã Đông Hòa, huyện Châu Thành (Q621030); F vượt cao nhất tại xã TT Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (Q625030) và NH4+ vượt cao nhất tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (Q683030).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene dưới (qp1): Theo kết quả phân tích chất lượng nước mùa khô năm 2023 được đánh giá theo QCVN 09:2023/BTNMT tại lưu vực sông cho thấy, nước trong tầng thuộc nước nhạt đến mặn. Hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên có một số chỉ tiêu vượt như Mn cao nhất tại xã Bình Đông, huyện TX Gò Công (Q622040); Flo vượt lớn nhất tại xã Tân Phú, huyện Thới Bình (Q608040) và NH4+ vượt lớn nhất tại công trình Q683040 xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các đá trầm tích Pliocene giữa (n22):  Theo kết quả phân tích chất lượng nước mùa khô năm 2023 được đánh giá theo QCVN 09:2023/BTNMT tại lưu vực sông cho thấy, nước trong tầng thuộc nước nhạt đến mặn. Hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên có một số chỉ tiêu vượt như Mn vượt cao nhất tại xã Phú Xuân, huyện Phú Tân (Q611050); F vượt cao nhất tại xã 0, huyện Châu Thành (Q40104T) và NH4+ vượt cao nhất tại công trình Q597050 (Phường 7, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các đá trầm tích Pliocene dưới (n21): Theo kết quả phân tích chất lượng nước mùa khô năm 2023 được đánh giá theo QCVN 09:2023/BTNMT tại lưu vực sông cho thấy, nước trong tầng thuộc nước nhạt đến mặn. Hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên có một số chỉ tiêu vượt như Mn vượt cao nhất tại Đông Hòa, Châu Thành (Q621060); F vượt cao nhất tại TT Lai Vung, Lai Vung (Q206040M1) và NH4+ cao nhất tại công trình Phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Q597040).

2.3.      Cảnh báo tài nguyên nước dưới đất

Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong lưu vực sông Cửu Long thời điểm hiện tại có 13 công trình có độ sâu mực nước cần phải cảnh báo. Các đơn vị khai thác nước dưới đất cần chú ý chế độ khai thác quanh khu vực này.

  1. Đề xuất, kiến nghị

Đối với tài nguyên nước mặt: Tổng lượng tài nguyên nước mặt dự báo trên phạm vi lưu vực sông Cửu Long có xu thế giảm khoảng 47,7 – 55,6% so với tháng cùng kỳ năm trước do đang trong thời kỳ chuyển sang mùa mưa. Vì vậy, để tận dụng nguồn nước mặt sẵn có, các địa phương còn khó khăn về tiếp cận nguồn nước ngọt từ sông Tiền, sông Hậu cần chủ động tích trữ nước mưa, nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, canh tác tại địa phương và theo dõi các bản tin tiếp theo để có kế hoạch khai thác sử dụng nước phù hợp.

Đối với tài nguyên nước dưới đất: Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân có khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất tiếp tục theo dõi và có các biện pháp, kế hoạch khai thác phù hợp đối với các khu vực có độ sâu mực nước vượt ngưỡng cho phép đặc biệt là tại các khu vực huyện Năm Căn, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau; huyện Châu Thành tình Tiền Giang; huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp.

Nhìn chung tại các tầng chứa nước trên lưu vực sông Cửu Long trong mùa khô từ T11/2022-T4/2023 có mực nước ổn định, không có diễn biến bất thường. Chất lượng nước trong mùa mưa năm 2022 đa số tốt, tuy nhiên có một số công trình có độ mặn, hàm lượng Mn, As và NH4 vượt quá GTGH so với QCVN 09:2023/BTNMT, đề nghị các cơ quan đưa ra cảnh báo cho người dân và tiếp tục theo dõi thêm

Xem chi tiết tại đây: