Câu hỏi: Tính cấp thiết của việc xây dựng các tiêu chí tiêu chí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt?
Trả lời:
Quan trắc tài nguyên nước là một trong những nhiệm vụ của công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước. Số liệu quan trắc tài nguyên nước (về số lượng, chất lượng của tài nguyên nước mặt) và là cơ sở để phản ánh đầy đủ, hoàn thiện và chính xác hơn bức tranh về tiềm năng, diễn biến số lượng, chất lượng của vùng nghiên cứu, hỗ trợ chiến lược, sách lược bảo vệ tài nguyên nước, giúp hoàn thiện quy hoạch phát triển bảo vệ và quản lý các nguồn nước, làm giảm nhẹ nguy cơ nhiễm bẩn, cạn kiệt và phòng tránh những tác động tiêu cực của nước đến môi trường sinh thái, phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch khai thác sử dụng nước.
Để phục vụ cho việc kiểm kê, giám sát số lượng và chất lượng nước, đặc biệt là tạo cơ sở định hướng cho việc quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước còn nhiều hạn chế. Số lượng các trạm quan trắc còn thiếu, mật độ trạm chưa đồng đều (tập trung ở những con sông chính, sông lớn, những khu đông dân cư; thưa thớt ở những con sông nhỏ, những vùng xa). Số lượng trạm quan trắc tài nguyên nước hồ chứa còn thiếu. Cần bố trí các trạm quan trắc tài nguyên nước còn thiếu ở các sông có diện tích lưu vực trên 500 km2, ở các hồ chứa lớn có tầm quan trọng quốc gia và ở các vùng kinh tế trọng điểm. Với tầm quan trọng như vậy ngày 29/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường Quốc gia đến năm 2020”.
Trong thời gian qua việc triển khai việc xác định vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt ở Tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước gặp rất nhiều khó khăn, tiêu chí để xác định vị trí đặt trạm của các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt hiện chưa có mà chỉ tham khảo tiêu chuẩn vị trí đặt trạm quan trắc thủy văn. Đặc biệt là việc xác định 07 vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên chưa thể hiện được mục đích chính như sau;
– Phục vụ quản lý tài nguyên nước, gồm: quy hoạch, khai thác (cấp phép thăm dò, khai thác, điều chỉnh lưu lượng khai thác,…) tài nguyên nước;
– Xác định số lượng và chất lượng nước;
– Xác định ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên và nhân tạo đến TNN;
– Dự báo những xu hướng thay đổi trước mắt và lâu dài về số lượng, chất lượng TNN;
– Xác định mức độ tổn hại đến TNN: ô nhiễm TNN, suy giảm mực NDĐ, mức độ đảm bảo lưu lượng dòng mặt (lưu lượng kiệt);
– Thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.