Những khó khăn khi thực hiện công tác dự báo số lượng tài nguyên nước mặt? Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình số thích hợp dự báo tài nguyên nước mặt (về mặt số lượng) cho lưu vực sông Ba” có gì đột phá để giải quyết công tác khó khăn này?

Câu hỏi: Những khó khăn khi thực hiện công tác dự báo số lượng tài nguyên nước mặt? Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình số thích hợp dự báo tài nguyên nước mặt (về mặt số lượng) cho lưu vực sông Ba” có gì đột phá để giải quyết công tác khó khăn này?
Trả lời:
Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn trong công tác dự báo số lượng tài nguyên nước mặt. Các khó khăn có thể kể đến như sau:
–  Mạng lưới trạm quan trắc liên quan đến tài nguyên nước mặt trên các lưu vực sông của Việt Nam nói chung và trên lưu vực sông Ba nói riêng còn quá thưa thớt, rất nhiều sông suối chưa có trạm quan trắc, số liệu đo đạc chưa thật sự đồng bộ, việc tính toán số lượng nước cho lưu vực sông gặp rất nhiều khó khăn.
–  Trong dự báo các đặc trưng về tài nguyên nước mặt, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào vấn đề dự báo đỉnh lũ năm trên các trạm hạ lưu các sông chính, chưa xét đến các công trình khai thác sử dụng nguồn nước.
– Với mỗi đoạn sông, nguồn nước có thể có nhiều hộ khai thác sử dụng nước khác nhau, việc lựa chọn vị trí dự báo (chỉ thị) các nguồn nước khai thác chung của các hộ là cần thiết, tuy nhiên nhiều đoạn sông, nguồn nước chưa xác định được vị trí này.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tế đối với công tác dự báo số lượng tài nguyên nước
mặt, đồng thời để nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường nghiên cứu ứng dụng mô hình toán, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước đề xuất đề tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình số thích hợp dự báo tài nguyên nước mặt (về mặt số lượng) cho lưu vực sông Ba” là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay.
Để tài “Nghiên cứu ứng dụng mô hình số thích hợp dự báo tài nguyên nước mặt (về mặt số lượng) cho lưu vực sông Ba” có những bước đột phá để giải quyết các vấn đề đó như sau:
– Đề tài đã sử dụng các công cụ mô hình toán (Tank, Mike Basin) kết hợp với công nghệ GIS trong quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông, cung cấp thông tin cho nhà quản lý, người làm công tác dự  báo tài nguyên nước cũng như các hộ  dùng nước xây dựng phương án, kế  hoạch quản lý và sử  dụng tài nguyên nước một cách dễ dàng và hiệu quả.
– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các mô hình tính toán hiện đại và đáng tin cậy trên thế giới, từ đó đưa gia được công cụ tính thích hợp, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trên cơ sở có tham khảo và chỉnh sửa các mô hình tính tiên tiến trên thế giới.
– Đề tài đã áp dụng phương pháp thống kê và phương pháp mô hình toán hiện đại để lập cơ sở khoa học cho việc dự báo số lượng tài nguyên nước mặt theo tháng trên lưu vực sông Ba và thực hiện một số mô hình như sau:
+ Ứng dụng mô hình dự báo khí hậu để dự báo lượng mưa tháng tại các trạm điển hình trên lưu vực sông Ba và vùng lân cận (Tuy Hòa, Kon Tum, PlayCu, An Khê, Ayunpa, Buôn Hồ và Buôn Ma Thuột) làm đầu vào cho mô hình mưa rào  –  dòng chảy (mô hình Tank). Tuy nhiên các nhân tố đầu vào là đa nhân tố, lấy từ bộ số liệu quá khứ trên trang web GPV (grid point value) của Nhật. Đây là trang web mới, đã được đăng ký và có quyền truy cập thường xuyên;
+ Mô hình Tank được sử dụng để tính toán và dự báo dòng chảy tháng tại các vùng hay tiểu lưu vực trên sông Ba làm đầu vào cho mô hình cân bằng nước (mô hình Mike Basin);
+ Mô hình Mike Basin được sử dụng để tính toán cân bằng nước tại các vùng hay tiểu vùng trên lưu vực sông Ba và cho biết lượng nước đến tại các vị trí chốt làm cơ sở để ra bản tin dự báo