Công ty TNHH Kỹ thuật điện tử MSL Việt Nam có trụ sở tại Xóm 5, xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2014, việc tìm kiếm thăm dò nguồn nước với lưu lượng và chất lượng tốt để cấp nước lâu dài phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt của cán bộ nhân viên trong công ty là hết sức cần thiết.
Mục đích khai thác nước: Cấp nước phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt lâu dài cho Công ty với lưu lượng là 400 m3/ngày đêm.
Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất khi dự án MSL đi vào hoạt động được thể hiện rõ nét ở các điểm sau:
– Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến khả năng sụt lún đất, gia tăng ô nhiễm, xâm nhập mặn
+Dự báo khả năng sụt lún đất
Khi hạ thấp mực nước dưới đất có khả năng gây sụt lún bề mặt đất, đặc biệt là những vùng có tồn tại lớp sét có chứa nhiều hàm lượng vật chất hữu cơ vì đây là loại đất có khả năng co ngót rất lớn khi giải phóng nước áp lực lỗ rỗng. Theo kết quả thăm dò nước dưới đất trong khu vực thăm dò cho thấy tầng chứa nước qp trong trầm tích bở rời thuộc Hệ tầng Hà Nội có thành phần thạch học chủ yếu là cuội sỏi, cát thô, độ co ngót nhỏ, mặt khác tầng chứa nước nằm ở độ sâu lớn, lưu lượng khai thác nhỏ do vậy vấn đề sụt lún mặt đất rất ít khả năng xảy ra.
+ Khả năng gia tăng ô nhiễm, xâm nhập mặn
Trong vùng ảnh hưởng của công trình, ranh giới mặn – nhạt trong tầng chứa nước nằm ở khá xa nên không bị ảnh hưởng.
Trong khu vực giếng khai thác không có nguồn ô nhiễm từ trên mặt (nguồn cấp). Do vậy việc gia tang ô nhiễm là không thể xảy ra. Tuy nhiên, cần thiết lập đới phòng hộ vệ sinh xung quanh giếng khai thác theo quy định để đảm bảo chất lượng nước trong suốt thời gian khai thác.
– Ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến các công trình khai thác nước dưới đất nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình
Trong khu vực khai thác không có công trình khai thác nước công suất lớn, chỉ có giếng khoan đường kính nhỏ của các hộ dân, song các lỗ khoan này ở rất xa nhau nên khả năng ảnh hưởng của các công trình khai thác xung quanh đến công trình là không có.
Biện pháp giảm thiểu tác động do công trình khai thác
Theo các đánh giá ở phần trên thì tác động của công trình khai thác đến nguồn nước, môi trường và các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất khác là không lớn, tuy nhiên để đảm bảo cho việc khai thác, ổn định, lâu dài thì trong quá trình khai thác chúng tôi thực hiện một số biện pháp sau đây:
– Tuân thủ các quy định trong nội dung của giấy phép khai thác nước dưới đất; xây dựng, lắp đặt hệ thống quan trắc và thực hiện việc quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước trong quá trình khai thác theo đúng quy định.
– Thiết lập các vùng bảo hộ vệ sinh của các giếng khai thác;
– Khai thác, sử dụng nước tiết kiệm;