Nêu hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước tại một số làng ung thư?
Trả lời:
Thực trạng báo động là không khí ở vùng điều tra đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các loại khí thải công nghiệp như SO2, SO3, chì, H2S, NH3, HCl, HF, NO2… nhất là ở vùng xung quanh nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy Pin ắc quy Phú Thọ. Chất độc lan tỏa trong không khí, theo hướng gió tới làm bẩn các hộ dân trong vùng dân cư. Ngoài ra, không khí ở Thạch Sơn còn phải tiếp nhận khói từ 90 lò gạch và mùi hôi ở các cửa xả nước thải nhà máy giấy Bãi Bằng ra sông Hồng (chứa đầy khí H2S). Gây ô nhiễm nặng nhất là nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy Pin ắc quy Phú Thọ, nhà máy giấy Bãi Bằng… Ngay cả ở thời điểm ngừng hoạt động, lượng chì trong không khí khu vực nhà máy Pin ắc quy vẫn là 0,23 mg/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,05 mg/m3.
Kết quả khảo sát cho thấy làng có nghề đúc nhôm. Thôn có hơn 300 hộ làm nghề đúc nhôm, luyện tái chế nhôm phế liệu; mỗi hộ có 3-4 lò tái chế. Có nghĩa là hằng ngày, ở Mẫn Xá có 900 – 1.200 lò tái chế hoạt động, tiêu thụ hết 60 tấn phế liệu, 10 tấn than. Khi sức nóng lên tới 1000oC, các loại hóa chất đều cháy hết, tạo ra nhiều khí độc phát tán vào không khí có mùi khét rất khó chịu. Người dân trong vùng đều hít phải thứ khí độc này.
Ngoài việc thường xuyên hít phải khí độc, người dân Mẫn Xá còn phải ăn nước dưới đất bị ô nhiễm nhôm, chì.
Hàm lượng chì và một số kim loại nặng khác trong nước mặt ở làng Đông Mai đều vượt quá mức cho phép từ 7,7 đến 15,4 lần. Hàm lượng chì trong nước tiểu của dân trung bình từ 0,24 đến 0,54 mg/lít, cao gấp 2-4 lần mức cho phép. Chì là một nguyên tố độc bảng A, có thể gây ra các bệnh đường ruột, thần kinh và biến đổi gene, dẫn đến quái thai. Chì cũng là chất có khả năng tích luỹ theo thời gian. Nghĩa là nếu động vật và thực vật nhiễm chì, con người ăn vào cũng sẽ bị lây nhiễm chì.
Thôn Thống Nhất được ví như một ốc đảo bởi sự biệt lập với những thôn khác trong xã. Toàn thôn bị bao bởi sông Nhuệ đang ô nhiễm nặng, do nước thải từ Hà Nội và một số địa phương đổ về. Dòng nước luôn đen ngòm, bốc lên mùi hôi thối. Theo báo cáo của Sở khoa học công nghệ – môi trường Hà Tây (cũ) hơn 100 mẫu nước từ các giếng khoan trong vùng có hàm lượng asen rất cao;
Xã Đông Lỗ có trên 6 nghìn dân, được chia thành 6 thôn, tuy nhiên trong những năm gần đây tỉ lệ người dân thôn Thống Nhất bị mắc bệnh ung thư gia tăng đột biến. Cả thôn có gần 1.100 dân, nhưng trong hơn 10 năm trở lại đây, số người chết vì bệnh ung thư đã trên 80 người.
Làng Cờ Đỏ đang bị ô nhiễm bởi nguồn nước từ kênh Diễn Mỹ đổ về Diễn Hải, bao nhiêu rác thải các hộ ven kênh đều đổ xuống kênh, khiến 1.400 người dân làng cuối kênh phải hứng chịu. Làng Cờ Đỏ như cái “túi” đựng rác. Vào mùa mưa tại làng Cờ Đỏ thật kinh khủng, rác rưởi, xác động vật đổ dồn về mắc kẹt ở 3 miệng cống, nước đổi màu đen tràn vào làng, vào vườn, vào sân, thẩm thấu xuống giếng nước sinh hoạt. Khi nước rút cả khu vực đập tràn biến thành một bãi rác khổng lồ.
Kim Thành là một xã thuần nông, dân cư sinh sống bằng nghề nông là chính. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người dân đang lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Mặt khác, do diện tích đất để sản xuất quá ít nên ruộng vườn được bố trí xen kẽ với khu dân cư nên nếu ruộng vườn bị ô nhiễm thì khu vực dân cư đặc biệt là các giếng nước sinh hoạt của nhân dân cũng bị ảnh hưởng. Nước thải sinh hoạt của nhân dân không được thu gom, xử lí mà thải trực tiếp ra ruộng vườn, ao hồ xung quanh nhà.
Nguy hiểm nhất là nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, Bệnh viện Nhi và Nhà máy bia Nghệ An…Người dân sống bằng nghề nông, nhưng đất đai thường xuyên bị chua mặn bởi nước triều cường của sông Lam và sông Rào Đưng. Để cải thiện cuộc sống, người dân đã làm đầm nuôi tôm bao vây tứ phía ngôi làng nên quanh năm phải ngửi mùi hôi thối bốc lên từ các đầm tôm. Người dân cho biết, rất nhiều lần mùa mưa đến, vườn tược, ao hồ của cả làng ngập trong biển nước. Nhiều ao tù nước đọng còn ứ lại những màu đen ngòm với những đàn ruồi muỗi phủ đầy mặt nước.
Xã Kim Liên có hai kho chứa thuốc bảo vệ thực vật do HTX Kim Liên để lại tại xóm Mậu II và xóm Hoàng Trù, đang trở thành một điểm nóng về ô nhiễm khi hóa chất bảo vệ thực vật có khả năng lan toả, gây ô nhiễm môi trường. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn xã hầu hết đều qua hệ thống tự hoại được xây dựng để ngấm vào lòng đất, một số hộ để chảy tràn tự nhiên trên mặt đất. Tất cả các thôn đều chưa có hệ thống cống rãnh thu gom nước thải sinh hoạt tập trung. Hơn nữa các vỏ chai, bao bì đựng phân bón, hóa chất trừ sâu, diệt cỏ, chất thải sinh hoạt… đều được nhân dân đào hố chôn lấp tại vườn không theo quy trình, đốt cháy hoặc vứt bừa bãi xuống hệ thống kênh dẫn nước. Đây có thể là những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.