Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, có tọa độ: từ 21° 08’ (tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°19′ (tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) vĩ độ bắc; từ 105° 109’ (xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105°47’ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ đông. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km², dân số 1.014.488 người, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 112 xã, 25 phường và thị trấn. Vĩnh Phúc nằm ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.
– Đảm bảo khai thác hợp lý, bền vững và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất tỉnh Vĩnh Phúc;
– Phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất;
– Tạo lập các cơ sở pháp lý và khoa học cho việc ban hành các quyết định liên quan lĩnh vực tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh nói chung và 07 huyện, thành phố nói riêng.
Các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính:
– Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất
+ Phân bổ và chia sẻ tài nguyên nước dưới đất hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nguồn nước dưới đất cho các mục đích: sinh hoạt, du lịch, dịch vụ, công nghiệp.
+ Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất, ưu tiên khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất tại các khu vực khó khăn về nguồn nước mặt.
– Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
+ Bảo vệ miền cấp cho nước dưới đất tại các khu vực nước dưới đất dễ bị tổn thương.
+ Giảm thiểu tình trạng suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước dưới đất tại các khu vực tập trung khai thác nước lớn.
(Thanh Sơn)