Lập quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến năm 2020: Mục tiêu và kết quả đạt được là gì?

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩmnhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.

Mục tiêu của quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo hướng phát triển bền vững. Bảo vệ các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, các chức năng quan trọng của nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nhằm đảm bảo an ninh lâu dài về tài nguyên nước, góp phần thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang.

Theo đó hướng đến các mục tiêu cụ thể về bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng ngừa suy thoái cạn kiệt nguồn nước dưới đất, bảo vệ chất lượng nước mặt, bảo vệ chất lượng các tầng chứa nước, bảo vệ nguồn nước cần bảo tồn, mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước.

DL98

Quy hoạch cũng nêu ra các giải pháp cơ bản để thực hiện công tác quy hoạch bao gồm:

Giải pháp về quản lý nhà nước: Ban hành các quy định phục vụ công tác quan lý tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước, phù hợp với đặc điểm tài nguyên nước và công tác quản lý nhà nước của tỉnh; tăng cường hợp tác chia sẻ và bảo vệ nguồn nước xuyên biên giới và nguồn nước liên tỉnh; Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước; thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tài nguyên nước;  công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trogn theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.

Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi tài nguyên nước: Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam Quang; xây dựng trạm xử lý nước thải tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy; xây dựng, xử lý nước thải, rác thải thành phố và các thị trấn trên địa bàn tỉnh; Xây dựng mạng quan trắc, giám sát khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; Xây dựng hành lang bảo vệ tài nguyên nước và thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước tỉnh Hà Giang; Xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn chế khai thác và các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đât; Điều tra, đánh giá thực trạng trữ lượng nguồn tài nguyên nước các giếng khoan phục vụ cho việc lập dự án khai thác, sử dụng nước giếng khoan trên địa bàn tỉnh;…

Giải pháp phi công trình: Nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm tăng tác dụng phòng hộ và khả năng cung cấp nước cho các sông suối; hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ rừng theo các chương trình của Chính phủ, của tỉnh Hà Giang; Quản lý cấp phép khoan giếng, khai thác nước các giếng đúng quy định; triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi để xử lý chất thải; triển khai tuyên truyền cho nhân dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, xử lý bao bì sau khi sử dụng tránh làm gây ô nhiễm nguồn nước mặt;…

Quy hoạch cũng đưa ra 7 danh mục các nhiệm vụ, dự án tài nguyên nước thực hiện đến năm 2025 và 02 nhiệm vụ thực hiện trong giai đoạn 2025-2030 với tổng kinh phí dự kiến là 75,5 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn xã hội hóa được huy động dưới nhiều hình thức khác nhau.

(Thanh Sơn)