Khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” là gì?

Câu hỏi: Khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” là gì?

Trả lời:

Dự án “Biên hội – Thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” đã thực hiện được các hạng mục công việc đúng yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho dự án. Các sản phẩm chính của dự án gồm: (i) Bộ bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh thành trên cả nước (63 tờ) và cắt mảnh (56 mảnh) theo cùng diện tích và danh pháp của bộ Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000 do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản công bố năm 2005. Bộ bản đồ tài nguyên nước dưới đất này được xây dựng theo hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, trong đó cập nhật bổ sung các tài liệu hiện có trên toàn quốc; (ii) Báo cáo tiềm năng nước dưới đất cho từng tỉnh và cả nước. Các sản phẩm này được xây dựng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của thông tư 17/2013/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 kết hợp với tư vấn và kinh nghiệm của các chuyên gia ĐCTV hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít những khó khăn.

Khó khăn

– Thời gian thực hiện dự án kéo dài. Các đơn vị luân chuyển các bộ nên không theo sát Dự án.

– Nhiều đơn vị thực hiện ở các vùng miền khác nhau dẫn đến việc thống nhất tài liệu và công tác ghép nối bản đồ gặp khó khăn.

Thuận lợi

+ Chủ nhiệm dự án theo sát và nắm chắc mục tiêu nhiệm vụ dự án. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các đơn vị thi công ngoài thực địa cũng như công tác văn phòng, quyết định thi công, ngừng thi công một cách hợp lý.

+ Lãnh đạo Trung tâm, các Ban chức năng của Trung tâm chỉ đạo sát sao, phối hợp chặt chẽ với Chủ nhiệm đề án, tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan trong quá trình thi công, quyết định điều chỉnh khối lượng các dạng công tác phù hợp với điều kiện của vùng nghiên cứu, đảm bảo mục đích nghiên cứu dự án và chất lượng sản phẩm.

+ Trung tâm có đội ngũ lao động lành nghề, đầy đủ máy móc thiết bị để thi công toàn bộ khối lượng của đề án.

+ Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thường xuyên quan tâm chỉ đạo đề án. Những thay đổi về khối lượng, đơn giá,… của đề án theo đề nghị của chủ nhiệm đề án và các đơn vị thi công đều được Trung tâm và Bộ TN&MT xem xét phê duyệt kịp thời.