Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam những năm gần đây, vấn đề này ngày càng trở nên cấp bách khi diện tích bị xâm nhập mặt ngày càng lớn do biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên. Xâm nhập mặn đang gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương, vấn đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
– Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng, dẫn đến việc bê tông hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Sự bổ sung các tầng nước ngầm từ nước mặt bị hạn chế. Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm phục vụ cho các mục đích dân sinh, phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước ngầm hiện có trong khi không có sự bổ sung cần thiết bù đắp lại lượng nước đã bị khai thác.
Sự gia tăng dân số nhanh chóng cùng các khu công nghiệp, sản xuất cũng gây ra áp lực cho các mạch nước ngầm, đặc biệt là vấn đề xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộcvào việc nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm. Do đó, sự thay đổi lượng nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhậpmặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn nếu giảm bổ sung nước ngầm.
Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng mưa và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử dụng đấ tcũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn.
– Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thông qua thay đổi mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất. Lượng mưa có thể tăng hoặc giảm và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ven biển. Vì vậy, thông tin về các tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương hoặc khu vực,các quá trình thủy văn và tài nguyên nước ven biển trở nên rất quan trọng.
– Trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn định. Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộcvào việc nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm. Do đó, sự thay đổi lượng nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhập mặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn nếu giảm bổ sung nước ngầm.
Bên cạnh đó, các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm thay đổi trực tiếp đến hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy. Do đó, sử dụng đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm
– Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn. Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng.
– Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu vào đất liền; Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu vào; Địa hình: địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.
Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, … sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa; Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.