Hội thảo “Nghiên cứu tích hợp mô hình mã nguồn mở với dữ liệu mưa toàn cầu để dự báo nguồn nước mặt lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia. Áp dụng thử nghiệm tại lưu vực sông Srêpok”

IMG_7633Sáng ngày 08/12/2018 tại Trung tâm QH&ĐTTNNQG đã diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu tích hợp mô hình mã nguồn mở với dữ liệu mưa toàn cầu để dự báo nguồn nước mặt lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia. Áp dụng thử nghiệm tại lưu vực sông Srêpok”. Tham dự Hội thảo có ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG – Chủ trì Hội thảo; ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG; đại diện Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ TN&MT; đại diện Viện Khoa học Tài nguyên nước; đại diện Trường ĐH Xây dựng, ĐH Khoa học Tự nhiên cùng đại diện các Ban chuyên môn của Trung tâm.

Mở đầu Hội thảo, TS. Bùi Du Dương – chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Bộ: “Nghiên cứu tích hợp mô hình mã nguồn mở với dữ liệu mưa toàn cầu để dự báo nguồn nước mặt lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia. Áp dụng thử nghiệm tại lưu vực sông Srêpok đã báo cáo kết quả thực hiện đề tài. Mục tiêu chính của đề tài là Tích hợp được dữ liệu mưa toàn cầu vào mô hình mã nguồn mở (mô hình HYPE) để dự báo nguồn nước mặt lưu vực sông với thời đoạn dự báo ngày, 10 ngày, tháng, mùa; Xây dựng hướng dẫn quy trình dự báo nguồn nước mặt lưu vực sông bằng mô hình mã nguồn mở với dữ liệu mưa toàn cầu; Áp dụng thí điểm cho lưu vực Srepok với thời đoạn dự báo ngày, 10 ngày, tháng, mùa. TS. Bùi Du Dương cho biết Mưa vệ tinh toàn cầu là nguồn dự liệu quý có thể sử dụng để bổ trợ cho mưa quan trắc mặt đất truyền thống; HYPE là mô hình rất mạnh nhờ khả năng tính toán nhanh, khả năng kiểm định linh hoạt (Q, H, ET, Độ ẩm, nước ngầm..) + khả năng tích hợp dữ liệu toàn cầu cho phép mô phỏng liên lưu vực, lưu vực sông lớn,  lưu vực thiếu dữ liệu quan trắc; Mô hình cũng có khả năng mô phỏng dự báo chi tiết các quá trình thủy văn (bốc hơi, chảy tràn, thấm, nước ngầm..), hoạt động con người (hồ đập, tưới tiêu, khai thác nước, xả thải,…),  chất lượng nước (TN, TP, xói mòn lưu vực, thuốc bảo vệ thực vật)… nên chỉ cần 1 mô hình có thể ứng dụng hầu hết các bài toán dự báo tài nguyên nước hiện nay; Mô hình mã nguồn mở  thuận lợi cho việc tích hợp với hệ thống khác (như MO/MIKE11-DHI, FEWS-Deltares..) và nền tảng khác (R, GEE, Python, Javascript..) cũng như việc phát triển thêm các module mới phục vụ dự báo tác nghiệp (như V-HYPE)….bao gồm cả bàn quyền chuyển giao công nghệ cho người sử dụng; Hoàn toàn có thể xây dựng được 1 mô hình dự báo TNN đồng bộ, tự động cho tất cả lưu vực sông trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

IMG_7631

Sau khi nghe báo cáo thực hiện đề tài, khách mời hội thảo đã phát biểu các ý kiến nhằm xây dựng, đóng góp cho đề tài được hoàn thiện tốt hơn nữa, mong muốn nhanh chóng áp dụng kết quả đề tài trong thực tế

IMG_7643

IMG_7642

Kết luận Hội thảo, ông Tống Ngọc Thanh cho rằng, đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu tích hợp mô hình mã nguồn mở với dữ liệu mưa toàn cầu để dự báo nguồn nước mặt lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia. Áp dụng thử nghiệm tại lưu vực sông Srêpoklà một đề tài hay, có ý nghĩa thiết thực đặc biệt trong công tác cảnh báo, dự báo tài nguyên nước. Tuy nhiên đây cũng là một đề tài mang tính chuyên môn cao, vì vậy cần nghiên cứu kĩ hơn nữa, đặc biệt xác định chính xác các thông số đầu vào của mô hình HYPE. Tác giả của Đề tài cần tiếp thu các ý kiến của chuyên gia, ban chuyên môn để chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện đề tài.

Ông Bùi Du Dương – chủ nhiệm Đề tài cảm ơn các ý kiến đóng góp của Hội đồng, sẽ tiếp thu, hoàn thiện tốt hơn đề tài, nhanh chóng nghiệm thu, bàn giao và áp dụng kết quả đề tài trong thực tế cũng như trong công tác chuyên môn./.

(TTDLTNN)