Câu hỏi 12. Phương hướng bảo vệ nguồn tài nguyên nước tại Đảo Trà Bản – Quảng Ninh là gì?
Trả lời:
1. Phương hướng bảo vệ nước mặt
Đảo Trà Bản có mạng lưới thủy văn chủ yếu là các suối nhỏ với mật độ khá thưa chạy theo các đới kiến tạo dập vỡ. Các suối chính gồm có: Suối Lòng Rinh (Tân Lập – Quan Lạn – Vân Đồn – Quảng Ninh), Suối Khe Cầu (Quyết Tiến – Bản Sen – Vân Đồn -Quảng Ninh), Suối Đá Bạc (Minh Châu – Vân Đồn – Quảng Ninh). Phía bắc Trà Bản có sông Nà Na là con sông duy nhất trên đảo. Tất cả các sông suối chỉ chảy vào mùa mưa, và hầu như cạn kiêt vào mùa khô hoặc có dòng chảy rất nhỏ.
Ngoài ra trên đảo còn có 4 hồ nước lớn, 2 hồ nước nhạt là hồ Điền Xá và hồ 3T được người dân tự đắp lên để chứa nước, còn lại hồ Áng Thìa Nước bị mặn do thông với biển qua Hang Luồn và Đầm Cái Chậu cũng là hồ nước mặn do thông với biển.
Do đặc điểm tự nhiên, địa hình và phân bố dân cư nên chất lượng nước biển bị ảnh hưởng bởi mùa, các dòng chảy từ đất liền, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội trên bờ và ngoài khơi. Hiện nay, vùng ven biển Quảng Ninh, đã và đang chịu sức ép về ô nhiễm môi trường do tác động của các nguồn thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, hoạt động lấn biển, các hoạt động vận tải thuỷ, cảng biển và sự phát triển mạnh của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển gây ra… Vì thế nước mặt trên đảo có thể bị ô nhiễm nếu không có sự can thiệp và quản lý các hoạt động phát triển kinh tế vùng ven biển. Kiến nghị một số giải pháp như sau:
– Cần đầu tư cải tạo nâng cấp các hồ chứa nước hiện có, xây dựng thêm các hồ chứa nước thì các hồ này sẽ có giá trị rất lớn cho việc tích nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và ăn uống, sinh hoạt trên đảo.
– Vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước mặt, tăng cường các biện pháp tích trữ nước mưa tại các hộ gia đình.
– Thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sử dụng tiết kiệm và giảm lượng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp.
– Tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức tới người dân trong việc thực hiện các quy định của Pháp luật và Nhà nước về quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
– Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và người dân trên đảo trong vấn đề khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
2. Phương hướng bảo vệ nước dưới đất
A, Các giải pháp công trình
Khi khai thác, dự án đưa ra một số giải pháp như sau:
– Thiết lập các đới phòng hộ vệ sinh với các đới bảo vệ:
+ Đới I: đới phòng hộ nghiêm ngặt có bán kính 30m cách công trình khai thác, trên phạm vi đới này tuyệt đối không được phép xây dựng các công trình gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất, không được bón các loại phân hoá học cũng như phân chuồng cho cây cối đã trồng trọt.
+ Đới II: đới bảo vệ vệ sinh có bán kính 100m xung quanh bãi giếng, trên diện tích của đới này cũng nên hạn chế những tác nhân và nhân tố gây ra làm bẩn nguồn nước dưới đất.
Trường hợp điều kiện mặt bằng hiện tại không thể thiết lập được vùng bảo hộ vệ sinh, thì không được phát sinh thêm nguồn gây ô nhiễm quanh các giếng và lỗ khoan khai thác.
– Trong quá trình khai thác phải tiến hành quan trắc định kỳ mực nước dưới đất theo chu kỳ 2 lần/tháng.
– Tiến hành thau rửa lỗ khoan định kỳ 3 năm đến 5 năm một lần cho một lỗ khoan và tiến hành thau rửa lỗ khoan theo nguyên tắc cuốn chiếu.
Ngoài ra, bên cạnh việc bảo vệ nguồn nước dưới đất tại các vị trí lỗ khoan khai thác còn phải bảo vệ nguồn nước tại như nơi có cửa sổ địa chất thủy văn phát triển, vị trí có hệ số thấm lớn thí nghiệm hố đào lớn, cụ thể tại các khu vực dân cư thôn Điền Xá và dân cư thôn Đông Lĩnh.
B, Các giải pháp phi công trình
+ Quy hoạch các nguồn thải
– Tuyệt đối không được quy hoạch, xây dựng các nguồn thải tại các khu vực miền cấp, điểm xuất lộ nước của các tầng chứa nước;
– Cần kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc xây dựng nguồn thải tại các khu vực có khả năng nhạy cảm cao về ô nhiễm nước dưới đất từ trên mặt.
+ Tăng cư¬ờng công tác quản lý
– Đào tạo nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý tài nguyên nước cho những công chức chuyên môn ở huyện và xã đảo.
– Xây dựng chư¬ơng trình cụ thể để tuyển dụng cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn phù hợp.
+ Công tác kiểm tra và đăng ký khai thác
Công tác kiểm tra, giám sát cần tập trung vào một số việc chủ yếu như sau:
– Thực hiện việc rà soát, kiểm tra th¬ường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khoan, thăm dò, khai thác NDĐ chư¬a có giấy phép hoặc ch¬ưa đăng ký hành nghề.
– Hoàn tất việc đăng ký đối với các công trình khai thác nước dưới đất đã có để đ¬ưa vào quản lý theo quy định.
– Định kỳ mỗi năm 1 lần lập danh sách các tổ chức, cá nhân khai thác chưa đăng ký, thông báo và công bố trên các ph¬ương tiện thông tin đại chúng.
– Xây dựng và thực hiện ch¬ương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước nhiều, các công trình và khu vực có nguy cơ ô nhiễm.
– Xử lý vi phạm trong việc không trám lấp các giếng khoan không sử dụng và các vi phạm về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ NDĐ theo quy định.
+ Công tác truyền thông
– Xây dựng và tổ chức thực hiện ch¬ương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp cơ sở (cấp huyện và cấp xã).
– Xây dựng mạng l¬ưới tuyên truyền viên tới cấp xã, đặc biệt là các tổ chức của Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh.
– Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả