Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước“ với mục đích tìm kiếm được nguồn nước dưới đất có trữ lượng, chất lượng đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước, lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất cho các vùng của dự án đã đạt được những thành công qua các giai đoạn tiến hành. Với vùng Nam Bộ, dự án đã đạt được những thành tựu sau:
Công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất đã thực hiện tại 14 vùng nghiên cứu thuộc 4 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau đã hoàn thành khối lượng 332,14 km2.
Đã khảo sát chi tiết để tìm kiếm, phát hiện các khu vực có triển vọng cung cấp nguồn nước dưới đất ở các vùng điều tra, từ đó bố trí các lỗ khoan tìm kiếm nguồn nước. Khối lượng thực hiện ở tỉnh Sóc Trăng là 83,66 km2, Trà Vinh là 29,37 km2, Bạc Liêu là 106,87 km2, và tỉnh Cà Mau là 112,24 km2 đạt 100% khối lượng thiết kế. Nội dung điều tra theo thiết kế trong dự án.
Kết quả: Chọn được các khu vực triển vọng, bố trí các lỗ khoan tìm kiếm nguồn nước đạt hiệu quả.
2. Công tác địa vật lý
Công tác đo sâu đối xứng đã thực hiện tại 14 vùng nghiên cứu thuộc 4 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau đã hoàn thành khối lượng giao đến ngày 9 tháng 12 năm 2016.
Công tác đo Carota đã thực hiện tại 15 lỗ khoan VCBL16, VCBL10, VCCM4, VCST10, VCST11, VCTV2, VCTV4, VCTV6, VCTV8, VCBL9, VCBL12, VCBL13, VCBL18, VCCM5, VCCM10 do tổ địa vật lý thuộc cơ quan Liên đoàn thi công.
Đo sâu đối xứng điện trở với ABmax = 1.000m và ABmax = 2.000m, đo địa vật lý lỗ khoan. Khối lượng và chất lượng thực hiện theo thiết kế.
Tài liệu đo địa vật lý cùng với kết quả khảo sát là cơ sở để bố trí các lỗ khoan tìm kiếm nguồn nước đạt hiệu quả.
Trên cơ sở các công tác thi công năm 2016 đã làm rõ điều kiện địa chất, địa chất thủy văn vùng điều tra, đánh giá. Đây là những kết quả bước đầu rất có giá trị cho công tác tổng kết dự án và lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất cho toàn bộ dự án sau này; đồng thời đây là nguồn tài liệu để các địa phương lập quy hoạch phân bổ chia sẻ và khai thác bảo vệ tài nguyên nước một cách bền vững.
+ Công tác điều tra đánh giá thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng thu thập tài liệu khá đầy đủ, mô tả ngoài thực địa trung thực, rõ ràng , mật độ điểm đạt 6điểm/km2. Đã xác định vùng điều tra, đánh giá tồn tại 7 tầng chứa nước là: qh, qp3, qp2-3, qp1, n22, n21 và n13. Các ranh mặn – nhạt của các tầng chứa nước được khoanh định chính xác hơn.
+ Kết quả đo sâu điện đã xác định được ranh giới mặn nhạt các tầng chứa nước, xác định bề dày và vị trí trầm tích bở rời có triển vọng chứa nước nhạt. Kết hợp với công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất làm tiền đề cho việc xác định vị trí và chiều sâu lỗ khoan. Kết quả công tác đo Karota đã thành lập được biểu đồ tổng hợp địa vật lý lỗ khoan cho các lỗ khoan. Địa tầng các lỗ khoan đã được xác định theo các tham số địa vật lý; Đây là nguồn tài liệu quan trọng sử dụng để chỉnh lý và thành lập cột địa tầng địa chất các lỗ khoan nghiên cứu ĐCTV và cung cấp thông tin về các tầng chứa nước khoan qua, phục vụ công tác thiết kế cấu trúc ống chống, ống lọc.
Trên cơ sở các công tác thi công cơ sở các công tác thi công năm 2016 đã làm sáng tỏ điều kiện địa chất, địa chất thủy văn vùng điều tra, đánh giá. Đây là những kết quả bước đầu rất có giá trị cho công tác tổng kết dự án và lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất cho toàn bộ dự án sau này, đồng thời đây là nguồn tài liệu để các địa phương lập quy hoạch phân bổ chia sẻ và khai thác bảo vệ tài nguyên nước một cách bền vững. Kết quả cho thấy vùng điều tra, đánh giá tồn tại các tầng chứa nước là: qh, qp3, qp2-3, qp1, n22, n21.
– Xác định được trữ lượng và chất lượng trong 3 tầng chứa nước qp2-3, qp1, n22 giàu nước và chất lượng tốt, tại các lỗ khoan thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau.
Khối lượng công tác khoan và công tác địa vật lý (Karota) giảm so với khối lượng giao, tuy nhiên dự án đã đạt được mục tiêu của dự án, các lỗ khoan thi công đã đảm bảo được trữ lượng và chất lượng.