Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là các tỉnh duyên hải ven biển. Quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế, xã hội đã gây ô nhiễm nặng nề cho các tầng chứa nước ngầm, khiến cho khả năng tự phục hồi của các tầng chứa nước bị suy giảm. Vì vậy, nghiên cứu về khả năng tự bảo vệ để khoanh vùng là điều vô cùng quan trọng.
– Công tác điều tra đánh giá khả năng tự bảo vệ nước dưới đất đã và đang được triển khai rộng rãi trên thế giới và là một nhiệm vụ của điều tra cơ bản về tài nguyên nước.
– Công tác điều tra đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Vùng duyên hải đồng bằng Bắc bộ bao gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đây là khu vực kinh tế phát triển ở mức độ trung bình, là vựa lúa lớn nhất đồng bằng Bắc bộ và có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng. Trong khu vực có tới 80% dân số sinh sống bằng nghề nông nghiệp, điều kiện sinh hoạt và sử dụng nước sạch còn nhiều hạn chế. Khu vực 3 tỉnh đã được nghiên cứu đánh giá qua các tài liệu điều tra địa chất thuỷ văn qua các thời kỳ do Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Bắc thực hiện từ 1981 đến nay bao gồm các tầng chứa nước khe nứt đá vôi T2a đg, T1 cl và Neogen hệ tầng Vĩnh Bảo; tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ: Holocen trên (qh2), Holocen dưới (qh1) và Pliestocen (qp). Hiện nay nước dưới đất được khai thác chủ yếu trong các tầng qp, qh2 và T2a đg.
– Điều tra và quy hoạch tài nguyên nước dưới đất còn nhiều bất cập do chưa có đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước.
– Hiện nay, nhóm công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên nước đã và đang được tiến hành rộng khắp trên toàn quốc, hiện chiếm 22,28% khối lượng công việc toàn ngành tài nguyên nước. Công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên nước dưới đất nói riêng trước đây cũng như hiện này còn nhiều bất cập do chưa có đánh giá khả năng tự bảo vệ các tầng chứa. Do vậy, việc xem xét đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước ảnh hưởng như thế nào đến số lượng, chất lượng nước dưới đất là điều cấp thiết.
– Công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên nước dưới đất còn nhiều bất cập.
– Tình hình khai thác nước dưới đất hiện nay và các vấn đề ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và xâm nhập mặn diễn ra phức tạp.
– Quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất còn nhiều bất cập do chưa có đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước.
– Khoanh vùng cấm, vùng hạn chế, đới bảo vệ các công trình chưa có, hoặc có nhưng còn thiếu cơ sở do chưa đánh giá khả năng tự bảo vệ;
– Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn quản lý khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.