Xử lý vấn đề nước thải ngành thủy sản

Vào những năm thập kỷ 70, nghề thủy sản của nước ta đã tồn tại, xuất phát từ việc thủy sản tự phát tại gia. Đặc biệt ở khu vực sông đồng bằng Cửu long, thời kỳ này đã đạt 70.000 ha..

Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam phát triển mạnh và trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, tạo ra việc làm cho người dân, tăng thu nhập cá nhân, thậm chí xuất nhập khẩu để tăng nguồn thu nhập ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Năm 2004, xuất khẩu thủy sản đạt giá trị 2,4 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng giá trị xuất khẩu cả nước Và hình thức nuôi trồng thủy sản ngày một đa dạng hơn

Cũng chính vì phát triển vậy mà ngành thủy sản cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Chúng ta cũng biết ngành thủy sản có lượng nước thải ra môi trường cực kỳ lớn. Gây ảnh hưởng khá nặng nề cho hệ sinh thái, con người và xã hội.

Trong nước nuôi trồng thủy sản thường rất giàu protein, các chất hữu cơ. Sau 1 thời gian thì các thành phần này sẽ bị phân hủy và chuyển sang dạng amoni. Điều này rất nguy hiểm cho thủy sản nếu không kịp xử lý, hoặc nếu loại nước này thải ra môi trường thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nước thải nuôi nuôi trồng thủy sản có hàm lượng NH4+ và COD cao. Vì thế sử dụng phương pháp hợp khối aeroten – biophin là hiệu quả nhất.

Nước thải trước khi thải ra môi trường sẽ tập trung tại bể biophin, ở đây hàm lượng NO2–, NO3– được tạo thành từ lọc sinh học hiếu khí bị khử thành khí N2 thoát ra ngoài. Từ đó làm sạch và có thể sử dụng để hồi lư.

Diễn biến của các quá trình hiếu khí (giai đoạn sục khí) và thiếu khí (giai đoạn khuấy trộn hoặc để tĩnh ) được đánh giá qua các thông số COD, BOD5¬, pH, P,N và vi sinh vật trong nước.

Sau đây là sơ đồ công nghệ xử lý:

xu-ly-nuoc-thai