Thông báo động thái nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2008

A.        Đồng bằng Bắc Bộ

Mực nước: Giá trị  bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối, m) hai tầng chứa nước Holocen (qh) và Pleistocen (qp) 6 tháng đầu năm 2008 có xu thế hạ thấp theo thời gian.

Tại các vùng khai thác mạnh, mực nước dưới đất tầng qp tiếp tục giảm dần như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng.

          Vùng Hà Nội: mực nước sâu nhất cách mặt đất tại lỗ khoan quan trắc P.41a ở trung tâm bãi giếng Hạ Đình  là 35,35m, thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,8m Dự báo mực nước tháng 6 cuói năm 2008 là 35,7m.

          Vùng Hải Hậu-Nam Định: Mực nước sâu nhất cách mặt đất tại công trình quan trắc Q.109a  là 9,17m, thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,20m. Dự báo 6 tháng cuối năm độ sâu mực nước khoảng 9,4m.

          Vùng Kiến An – Hải Phòng: Mực nước sâu nhất cách mặt đất tại công trình quan trắc Q.167a  là 10,3m, xấp xỉ cùng kỳ năm trước. Dự báo 6 tháng cuối năm mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu 10,58m cách mặt đất.

Thành phần hoá học nước dưới đất:

     – Tầng chứa nước qh nằm trên cùng, tiếp xúc với khí quyển. Nước nhạt thường phân bố ở các dải ven sông, nước mặn thường phân bố ở khu vực ven biển. Có 13/33 mẫu có độ tổng khoáng hoá vượt quá chỉ tiêu cho phép cho ăn uống và sinh hoạt. Đây là tầng chứa nước trên cùng, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố đặc biệt là dân sinh, kết quả phân tích Amoni cho thấy có 4/5 mẫu có hàm lượng vượt quá TCCP.  

– Tầng chứa nước qp là tầng chứa nước chính ở đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên dưới tầng chứa nước qh. Độ tổng khoáng hoá nước dưới đất (TDS) tổng hợp cho tầng qp mùa khô năm 2008 là 711mg/l tăng 57mg/l so với giá trị cùng kỳ năm trước. Theo tiêu chuẩn TCVN-5944-1995 (Tiêu chuẩn ô nhiễm nước ngầm của Bộ Khoa Học và Công Nghệ năm 1995), nguyên tố Mn có tỷ lệ mẫu vượt chỉ tiêu cho phép cao 13/26 mẫu; hàm lượng cao nhất của các nguyên tố Mn là 4,64mg/l (Q.129b – Hưng Yên); nguyên tố As có 3/26 mẫu vượt chỉ tiêu cho phép hàm lượng cao nhất là 0,327mg/l (Q.58a – Hoài Đức-Hà Tây ). Có 9/15 mẫu nghiên cứu có hàm lượng NH4+ vượt quá chỉ tiêu cho phép. Hàm lượng cao nhất là 105,0mg/l (Q.69a – Hà Đông – Hà Tây). Các vùng có hàm lượng Amoni và Asen cao là Hà Nội, Hà Tây và Hà Nam.

 

 B.       Đồng bằng Nam Bộ

Hiện nay, ở vùng đồng bằng Nam Bộ các công trình quan trắc trong 8 tầng chứa nước Dưới đây chúng tôi đánh giá các thông số quan trắc của một số tầng chứa nước chính.

Mực nước: Giá trị bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối, m) được tổng hợp cho các nhận xét sau. Mực nước các tầng chứa nước Pleistocen thượng(qp3), Pleistocen trung-thượng (qp2-3), Pleistocen hạ (qp1), Pliocen trung trung (n22), Pliocen trung hạ (n21), Miocen (n13) 6 tháng đầu năm 2008 đều thấp hơn so với giá trị trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước( trừ tầng chứa nước qp3).

– Mực nước sâu nhất cách mặt đất tầng chứa nước Pliocen trung (n22) ở vùng Cà Mau tại công trình quan trắc Q19904T (hình 4) là 10,32m cách mặt đất. Dự báo 6 tháng cuối năm mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu 10,4m cách mặt đất.

– Mực nước sâu nhất cách mặt đất ở Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh tại công trình quan trắc Q015030  là 28,26m cách mặt đất. Q015030 là công trình nằm trong vùng động thái khí tượng bị phá huỷ do khai thác, mực nước bị hạ thấp được hồi phục do được cung cấp tạo nên 2 chu kỳ dâng , hạ mực nước. Chu kỳ dâng mực nước xảy ra vào tháng 1-tháng 2. Do tầng chứa nước ở sâu, nên sự hồi phục xảy ra chậm pha từ 1-3 tháng so với mùa mưa. Dự báo 6 tháng cuối năm độ sâu mực nước đạt khoảng 27,93m cách mặt đất.

       Thành phần hoá học nước dưới đất: Độ tổng khoáng hoá nước dưới đất tổng hợp cho các tầng chứa nước có xu hướng thay đổi so với năm 2007 và so với trung bình nhiều năm (1995-2008).

Hầu hết yếu tố vi lượng nước dưới đất trong các tầng chứa nước đều nằm dưới chỉ tiêu cho phép trừ Mangan. Trong đó, tầng qp­3 có 4/7 mẫu có hàm lượng Mangan vượt quá TCCP, hàm lượng cao nhất đạt 2,55mg/l (công trình Q409020 – Phường 6 TX Sóc Trăng – Sóc Trăng). Kết quả phân tích mẫu nhiễm bẩn cho thấy có 4/13 mẫu có hàm lượng Amoni vượt quá TCCP, hàm lượng cao nhất đạt 45,20mg/l (công trình Q808020 – Thanh Bình – Đồng Tháp). Tầng qp2-3 có 2/8 mẫu có hàm lượng Mangan vượt quá TCCP, hàm lượng 8,50mg/l (công trình Q177020 – TX Cà Mau – Cà Mau ). Tầng qp­1 có 4/9 mẫu có hàm lượng Mangan vượt quá TCCP, hàm lượng cao nhất đạt 1,80mg/l (công trình Q02204T – Thạnh Hoá – Long An); có 1/9 mẫu có hàm lượng Crôm, Đồng và Niken vượt quá TCCP, hàm lượng cao nhất đạt lần lượt là 0,079mg/l; 1,237mg/l; 0,029mg/l (công trình Q220040 – Tân Biên – Tây Ninh). Tầng n22 có 2/9 mẫu có hàm lượng Mangan vượt quá TCCP, hàm lượng cao nhất đạt 0,69mg/l (công trình Q011040 – Quận 12 – TP HCM).

C.        Vùng Tây Nguyên

Mực nước: Giá trị bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối, m) vùng Tây Nguyên   tháng trong sáu tháng đầu năm 2008 cao hơn so với giá trị trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm trước, có lẽ do biến đổi khí hậu, năm khô hạn, năm mưa nhiều làm biến đổi mực nước.

          Tại các vùng khai thác với lưu lượng lớn như Buôn Ma Thuột, Kon Tum,… mực nước có xu hướng suy giảm. Mực nước sâu nhất cách mặt đất ở vùng Kon Tum tại công trình quan trắc C5o là 33,37m. Dự báo 6 tháng cuối năm mực nước có thể hạ thấp xuống độ sâu 33,99m cách mặt đất.

Thành phần hoá học nước dưới đất: Độ tổng khoáng hoá trung bình mùa khô năm 2008 là 153mg/l, giảm 3 mg/l so với trung bình cùng kỳ năm trước .

Các yếu tố vi lượng trong nước dưới đất đều nằm trong giới hạn cho phép trừ Mangan. Hàm lượng Mangan cao nhất đạt 0,59mg/l (công trình LK18T – TT. An Khê – Gia Lai).