Chiều ngày 11/01/2022 tại Trụ sở Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã diễn ra cuộc họp triển khai kế hoạch thực hiện 05 Dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp môi trường năm 2022. Chủ trì cuộc họp là Phó tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Triệu Đức Huy, cùng tham dự có Phó tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Hà, đại diện các Ban của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam, Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước, Trung tâm Dữ liệu tài nguyên nước, Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước.
Quản lý tổng hợp môi trường nước lưu vực sông là một vấn đề cập bách đang được quan tâm của Chı́nh phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và các cơ quan, ban ngành. Trong một thập kỷ trở lại đây, chất lượng nước các con sông lớn đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng do tiếp nhận nước thải từ các đô thị, dân cư, khu công nghiệp. Sự tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế nhanh chóng đang gây áp lực tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Thực trạng đó đặt ra cho Việt Nam nói chung và Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng sự cần thiết nghiên cứu sức chịu tải của các con sông để làm cơ sở định hướng phát triển kinh tế, và quản lý các nguồn xả thải trong khu vực.
Báo cáo tại cuộc họp các chủ nhiệm dự án cho biết, năm 2021 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia được Cục quản lý tài nguyên nước giao cho 5 dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp môi trường. Thời gian thực hiện các dự án 2021-2023. Kế hoạch thực hiện 05 Dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp môi trường năm 2022 như sau:
Dự án “Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững”
Mục tiêu: Xác định được đặc điểm các nguồn nước, hiện trạng các nguồn thải; xây dựng bộ dữ liệu phục vụ quản lý các nguồn gây ô nhiễm trên các sông: Mã, Bưởi, Ngàn Sâu, Thị Long thuộc lưu vực sông Yên thuộc khu vực Bắc Trung Bộ.
Nhiệm vụ: thu thập nhóm dữ liệu về nhóm dữ liệu về Địa hình, thủy văn, khí hậu, hệ thống thoát nước, nguồn nước và ranh giới tiểu lưu vực, thông tin, bản đồ sử dụng đất: Tài liệu về hệ sinh thái thủy sinh; điều tra, khảo sát bổ sung thông tin về các điểm xả nước thải trên các sông: Mã, Bưởi, Ngàn Sâu, Thị Long thuộc LVS Yên thuộc khu vực Bắc Trung Bộ; lấy và phân tích các mẫu nước để xác định chất lượng nguồn tiếp nhận và chất lượng nguồn thải trên các lưu vực sông Mã, Yên; đo lưu lượng nước mặt tại các đoạn sông phục vụ công tác tính toán lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất tại đoạn sông đánh giá; tổng hợp, xử lý tài liệu các sông: Cả, Chu, Hiếu; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước bằng phương pháp gián tiếp trên các sông: Mã, Chu, Sông Thị Long thuộc lưu vực sông Yên; thành lập bản đồ hiện trạng các nguồn thải chính trên từng lưu vực sông; thực hiện một số nội dung, hạng mục công việc khác theo dự toán được duyệt.
Dự án “Đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững”
Mục tiêu: xác định được đặc điểm các nguồn nước, hiện trạng các nguồn thải; xây dựng bộ dữ liệu phục vụ quản lý các nguồn gây ô nhiễm trên các sông: Sê San, Đắk Bla, Sa Thầy, Đắk Pơ Ne, Đắk Po Kei và Ia Krel thuộc địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai; đánh giá được khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các nguồn nước.
Nhiệm vụ: điều tra, khảo sát bổ sung thông tin về các điểm xả nước thải và nguồn tiếp nhận trên các sông: Sê San, Đắk Bla, Sa Thầy, Đắk Pơ Ne, Đắk Po Kei và Ia Krel thuộc địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai; lấy và phân tích các mẫu nước để xác định chất lượng nguồn tiếp nhận và chất lượng nguồn thải; tính toán, xác định các thành phần đặc trưng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn tiếp nhận và nguồn thải; đánh giá sức chịu tải của nguồn nước bằng phương pháp gián tiếp; thực hiện một số nội dung, hạng mục công việc khác theo dự toán được duyệt.
Dự án “Đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững”
Mục tiêu: xác định được đặc điểm các nguồn nước, hiện trạng các nguồn thải trên các sông: Thái Bình, sông Luộc
Nhiệm vụ: thu thập tài liệu hiện trạng số lượng và chất lượng tài nguyên nước; hiện trạng các nguồn thải trên các lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình (hu thập tài liệu trên phạm vi các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng); điều tra thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước các sông; điều tra bổ sung nguồn nước tiếp nhận trên các sông: Thái Bình, Luộc; lấy mẫu nước phân tích để xác định chất lượng nguồn tiếp nhận và nguồn thải trên 5 sông; tổng hợp, xử lý tài liệu; thành lập bản đồ hiện trạng các nguồn thải chính trên các lưu vực sông điều tra
Dự án “Đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, xuyên quốc gia trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững”
Mục tiêu: xác định được đặc điểm các nguồn nước, hiện trạng các nguồn thải; xây dựng bộ dữ liệu phục vụ quản lý các nguồn gây ô nhiễm trên các đối tượng sông kênh.
Nhiệm vụ: điều tra, khảo sát bổ sung thông tin: Xác định vị trí nguồn thải và nguồn tiếp nhận bằng GPS cầm tay trên các tuyến sông Hậu, kênh Vĩnh Tế, kênh Tri Tôn, kênh Mỹ Thái-Mười Châu Phú, kênh Ba Thê, kênh Kiên Hảo, kênh Rạch Giá-Long Xuyên, kênh Đòn Dông, kênh Cái Sắn, kênh Thắng Lợi-KH1, kênh Bà Chiêu-Trâm Bàu, kênh Thơm Rơm-Thốt Nốt, kênh Ô Môn-Thị Đội, kênh KH7, kênh Ô Môn, kênh KH9, kênh Xà No, kênh Cái Côn-Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Phụng Hiệp-Sóc Trăng, kênh Ranh-Tám Ngàn, sông Trèm Trẹm-Cán Gáo, sông Cái Bé, sông Cái Lớn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ.
Dự án “Đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Kôn – Hà Thanh và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững”
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó tổng giám đốc Triệu Đức Huy cho biết, kế hoạch triển khai nhiệm vụ của các dự án của các đơn vị có cách thức trình bày, tổ chức rất chi tiết, cơ bản thống nhất với nội dung của kế hoạch. Phó tổng giám đốc đề nghị các đơn vị tham gia phải phối hợp cùng nhau thống nhất nội dung, cách thức và phương thức triển khai để đạt được hiệu quả trong việc.