Một số kết quả nổi bật trong công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước
15/01/2024
Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện trong 2 giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2023 đã cung cấp nước sạch đảm bảo vệ sinh cho trên 1,44 triệu người dân tại 277 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc 39 tỉnh”. Dự án đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng trong những khu vực đặc biệt này. Kết quả của dự án này đã đem lại những thành tựu đáng kể, từ việc phát hiện và xác định các nguồn nước dưới đất phù hợp, đến việc giải quyết vấn đề khan hiếm nước và cung cấp nguồn nước ổn định cho các cộng đồng địa phương.
Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” giai đoạn II thực hiện tại 89 vùng núi cao, khan hiếm nước trên địa bàn 25 tỉnh triển khai dự án đã hoàn thành toàn bộ nội dung, khối lượng công việc đã được phê duyệt và đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Khối lượng các hạng mục công tác đã thực hiện về cơ bản phù hợp với khối lượng được phê duyệt và các văn bản điều chỉnh được cấp thẩm quyền phê duyệt; các phương pháp kỹ thuật đã thực hiện tuân thủ đúng trình tự, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng nghiên cứu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án và đạt hiệu quả. Một số kết quả nổi bật trong công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước:
– Kết quả của dự án đã thi công 225 công trình tại 89 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc 25 tỉnh. Tổng lưu lượng khai thác công trình dự báo của các công trình tìm kiếm nước dưới đất trên phạm vi các vùng điều tra đạt khoảng 41 nghìn m3/ng đêm, có thể khai thác cung cấp cho 0,41 triệu người dân.
– Kết quả này là sản phẩm hữu ích phục vụ xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng. Đặc biệt là kế hoạch khai thác nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.
– Trong quá trình tổ chức thi công dự án, các đơn vị tham gia thực hiện đã tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật, có liên kết các kết quả điều tra, nghiên cứu của các giai đoạn trước từ đó đã hợp lý hóa trong thiết kế các hạng mục công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại thực địa,.. để tiết kiệm chi phí. Nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục công tác thi công của dự án được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
– Đã thực hiện và hoàn thành mục tiêu giai đoạn II của Dự án theo Quyết định phê duyệt.
Dự án đã thực hiện hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đã được phê duyệt,bao gồm:
– Thu thập các tài liệu địa chất, địa chất thủy văn tại các vùng núi cao, khan hiếm nước và các tài liệu liên quan khác trên địa bàn 25 tỉnh triển khai dự án;
– Khoanh định các vùng có khả năng chứa nước để tiến hành điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất trên phạm vi 25 tỉnh thực hiện của dự án;
– Thiết kế và thi công các dạng công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại 89 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc 25 tỉnh;
– Đánh giá các nguồn nước dưới đất; xác định nguồn có khả năng cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân tại 89 vùng khan hiếm, các vị trí khai thác nước.
– Tổng hợp, phân tích các tài liệu thu thập, xác định các đối tượng và phạm vi điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại 89 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc 25 tỉnh;
– Điều tra, tìm kiếm, phát hiện các khu vực có triển vọng cung cấp nguồn nước dưới đất ở 89 vùng được lựa chọn thuộc 89 tỉnh;
– Đánh giá trữ lượng, chất lượng, tính toán lượng nước dưới đất có thể khai thác cho 88/89 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc 25 tỉnh (do 1 vùng có nguồn nước dưới đất không đáp ứng được nhu cầu khai thác, sử dụng);
– Xác định khu vực có triển vọng, hành lang, tuyến, vị trí xây dựng công trình khai thác nước dưới đất; tổng hợp kết quả điều tra trên phạm vi 88/89 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc 25 tỉnh (do 1 vùng có nguồn nước dưới đất không đáp ứng được nhu cầu khai thác, sử dụng).
– Tạo công trình khai thác bền vững phục vụ cấp nước cho người dân vùng cao, vùng khan hiếm nước thuộc 25 tỉnh.
Trong quá trình thực hiện dự án đã áp dụng tổ hợp các phương pháp sau đây để điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại 89 vùng núi cao, vùng khan hiếm nước thuộc 25 tỉnh:
– Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu;
– Phương pháp điều tra, khảo sát chi tiết để tìm kiếm, phát hiện các khu vực có triển vọng cung cấp nguồn nước dưới đất;
– Phương pháp khảo sát địa vật lý;
– Phương pháp khoan;
– Phương pháp bơm thổi rửa và bơm nước thí nghiệm lỗ khoan;
– Phương pháp quan trắc động thái nước dưới đất;
– Phương pháp lấy và phân tích mẫu nước;
– Phương pháp trắc địa;
– Phương pháp tổng hợp, chỉnh lý, xử lý tài liệu;6
– Phương pháp phân tích, đánh giá trữ lượng nước dưới đất;
– Phương pháp GIS: số hóa và thành lập các Bản đồ tài nguyên nước; Bản đồ đồ tài liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất; Sơ đồ vị trí lỗ khoan và hành lang kết nối, vị trí dự kiến đặt trạm xử lý tối ưu và hành lang tuyến cấp nước chính tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước.
d) Khối lượng, số lượng các công việc đã thực hiện; lý do tăng giảm (nếu có) so với nhiệm vụ được phê duyệt, điều chỉnh.
Khối lượng các hạng mục công việc tăng, giảm đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong các quyết định điều chỉnh dự án: Quyết định số 3810/QĐ-BTNMT ngày 19/12/2018; Quyết định số 3318/QĐ-BTNMT ngày 27/12/2019 và Quyết định số 1669/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với các vùng triển khai công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất, nội dung khối lượng các dạng công tác thay đổi cụ thể như sau:
(1) Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất
Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất của Dự án bao gồm các hạng mục công tác ngoại nghiệp: Chuẩn bị; tiến hành điều tra thực địa; tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra thực địa và giao nộp sản phẩm và công tác nội nghiệp gồm: Thu thập, rà soát thông tin, dữ liệu và chuẩn bị triển khai công tác điều tra, đánh giá TNN dưới đất; Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập và kết quả điều tra thực địa theo các nội dung đánh giá; Phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất; Chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ.
– Về công tác phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước dưới đất và công tác chuẩn bị nội dung thông tin và biên tập các bản đồ: toàn Dự án giảm 3,3 km2 do nguồn nước dưới đất tại vùng Triệu Nguyên (Cao Bằng) không đáp ứng được yêu cầu của Dự án nên không thực hiện các bước nội nghiệp.