Hội thảo “Hợp tác triển khai thực hiện đề tài VIWAT”

b154_1_2018Ngày 11/12/2018, tại Trung tâm QH&ĐTTNNQG đã diễn ra Hội thảo “Hợp tác triển khai thực hiện đề tài VIWAT”. Tham dự cuộc họp có ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm – Chủ trì Hội thảo; đại diện các ban chuyên môn, đơn vị thực hiện dự án ViWaT; đại diện tổ chức Hợp tác quốc tế (GIZ), đại diện Viện Khoa học địa chất và tìa nguyên thiên nhiên (BGR), đại diện một số trường đại học tại Đức.

b154_2_2018

Dự án ViWat-Mekong là dự án “Các giải pháp tích hợp cho sự phát triển bền vững cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long – Đất, Nước, Năng lượng và Khí hậu…”. Đây là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Đức, hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để giải quyết các vấn đề về sạt lở bờ biển, hạn hán, sụt lún đất tại Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Mục đích của dự án là triển khai việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau tại địa phương. Ngoài việc sử dụng các tiềm năng thủy lực từ thủy triều ở vùng ven biển, năng lượng gió là một nguồn năng lượng cần được chú trọng.

– Tiêu điểm nghiên cứu trong lãnh vực bảo vệ bờ biển và năng lượng

– Đánh giá vẽ các biện pháp bảo vệ bờ biển hiện có tại khu vực dự án

– Kiểm tra tính bền vững của các công trình chổng xói mòn dọc theo một bờ biển

– Tiến hành thử nghiệm thủy lực trong phòng thí nghiệm nhằm xác định kích thước của các cấu trúc chống xói mòn

– Phát triển vật liệu xây dựng sáng tạo từ các nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương cho công trình chống xói mòn ven biển

– Xác định các nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng: sử dụng các tiềm năng thuỷ triều, năng lượng gió và quang điện

– Đảm bảo các hệ sinh thái ven biển và chất lượng nước biển ven bờ

Tiêu điểm nghiên cứu trong lãnh vực quản lý tài nguyên nước

– Lựa chọn giải pháp kỹ thuật cho việc phân phối tài nguyên nước mặt bền vững để giảm thiểu. khai thác nước ngầm

– Đánh giá các giải pháp kỹ thuật tích trữ làm giàu tài nguyên nước ngầm

– Thử nghiệm dưới quy mô phòng thí nghiệm xác định sô’ lượng và nhận dạng ô nhiễm nước

– Mô tả các quá trình tương tác giữa trầm tích-nước

b154_3_2018

Trên cơ sở mục tiêu của dự án, Trung tâm QH&ĐTTNNQG đã phối hợp với ban quản lý dự án ViWaT đề xuất và thực hiện 03 đề tài nghiên cứu. Tại Hội thảo, các chủ nhiệm thực hiện các đề tài thuộc dự án ViWat đã trình bày báo cáo bao gồm đề tài:

– Nghiên cứu xây dựng công cụ tích hợp đánh giá tài nguyên nước và đất phục vụ Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long

– Nghiên cứu xác định chỉ số sử dụng bền vững tích hợp tài nguyên nước và đất phục vụ quy hoạch tài nguyên nước, áp dụng lập quy hoạch tài nguyên nước vùng Nam sông Hậu

– Nghiên cứu xây dựng hệ thống tác nghiệp quan trắc, giám sát, đánh giá tài nguyên nước để cảnh báo sớm xâm nhập mặn nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện BĐKH, áp dụng ở Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.

b154_4_2018

Đánh giá chung về Dự án, ông Tống Ngọc Thanh cho rằng đây là một dự án hợp tác quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn cao. Dự án này có nhiều công ty công nghệ cao về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng của Cộng hòa liên bang Đức tham gia, hy vọng rằng về phía Việt Nam, Bộ TN&MT, đặc biệt là Trung tâm QH&ĐTTNNQG sẽ học hỏi, tiếp thu được những công nghệ mới, hiện đại áp dụng cho lĩnh vực tài nguyên nước.

b154_1_2018

(TTDLTNN)