BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KỸ THUẬT NĂM 2011 CỦA LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN NAM

I. Lập đề án, dự án, đề tài mới

     Năm 2011, Liên đoàn đã mở mới được 6 nhiệm vụ, trong đó gồm:

     Các nhiệm vụ đã được Bộ phê duyệt và thi công:

     1. Đề án “Điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 vùng Bắc sông Tiền”.

     2. Đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của tài nguyên nước dưới đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai”.

     3. Đề án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất giải pháp ứng phó”.

     Các nhiệm vụ đã được Trung tâm thông qua và trình Bộ chờ phê duyệt:

     4. Đề án “Điều tra nguồn nước dưới đất vùng sâuNamBộ – Pha 4”.

     5. Đề án “Lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông Srêpok”.

     6. Đề tài KHCN “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ đo ảnh điện 3D trong điều tra các thấu kính nước nhạt nông khu vực ven biển. Áp dụng ở huyện Cần Giờ – TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu”.

  II. Các nhiệm vụ chuyên môn

1. Đề án “Đánh giá nguồn nước dưới đất vùng Đức Hòa, tỉnh Long An”:

Các kết quả đạt được:

     +/ Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật.

     +/ Các tài liệu nguyên thủy (sổ khoan, sổ bơm, kết quả phân tích mẫu, kết quả tính thông số …) thành lập nghiêm túc, đầy đủ theo qui định.

     +/ Tài liệu chỉnh lý văn phòng thực hiện đầy đủ, tuân theo các quy định. Tài liệu được trình bày và sắp xếp gọn gàng, dễ tra cứu.

     +/ Một số phát hiện chính:

          Đã xác định được diện phân bố, chiều sâu, chiều dày, thành phần thạnh học, khả năng chứa nước và khai thác, chất lượng nước của các tầng tại các lỗ khoan nghiên cứu và quan hệ thủy lực giữa các tầng.

          Kết quả thi công đã điều chỉnh được ranh mặn: i) thu hẹp phạm vi phân bố nước nhạt các tầng chứa nước qp2-3 (tại LK DHS1b) và n21 (tại LK DHS8c)  và ii) mở rộng phạm vi phân bố nước nhạt tại tầng n21 (tại LK DHS3).

         Lưu lượng thí nghiệm của 05 lỗ khoan nước nhạt đạt 2.885m3/ng (trong đó: tầng qp3 là 454,5m3/ng; tầng qp1 1.238,9m3/ng; tầng n22 là 835,5m3/ng và tầng n21 là 355,9m3/ng).

         Nước khoáng Silic: gặp tại các lỗ khoan DHS1b – tầng qp2-3 (SiO2 = 46,48mg/l), DHS1c – tầng qp1 (SiO2 = 45,23mg/l), DHS1c – tầng n21 (SiO2 = 172,93mg/l), DHS9 – tầng n22 (SiO2 = 39,04mg/l).

         Nước khoáng nóng: gặp tại các lỗ khoan DHS3 – tầng n21 (33,0oC),  DHS6 – tầng n22(32,0oC).

2. Đề án “Lập bản đồ địa chất thủy văn – địa chất công trình tỉ lệ 1/50.000 vùng Vị Thanh – Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”:

Các kết quả đạt được:

     +/ Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật.

     +/ Các tài liệu nguyên thủy (nhật ký đo vẽ, sổ khoan, sổ bơm, kết quả phân tích mẫu, kết quả tính thông số …) thành lập nghiêm túc, đầy đủ theo qui định.

     +/ Tài liệu chỉnh lý văn phòng đầy đủ, tuân thủ các quy định. Tài liệu được trình bày và sắp xếp gọn gàng, dễ tra cứu.

     +/ Một số phát hiện chính:

         Đã xác định được bề dày lớp phủ, các tham số cơ lý mođul đàn hồi, hệ số Poison, vận tốc truyền sóng cho từng lớp trong vùng lập bản đồ địa chất công trình.

         Đã xác lập được hàm tương quan của các tham số cơ lý chính: mođul đàn hồi, tốc độ truyền sóng, mật độ, độ rỗng với tham số điện trở suất.

         Lập các sơ đồ dự báo tham số cơ lý chính: mođul đàn hồi, tốc độ truyền sóng, mật độ, độ rỗng theo kết quả đo sâu điện toàn vùng đo vẽ địa chất công trình.

         Đã xác định các ranh giới nguồn gốc thành tạo các lớp đất trên mặt. Ngoài ra, công tác phân tích ảnh còn khoanh định được các cấu trúc địa mạo trong vùng nghiên cứu.

         Đã xác định được diện phân bố, chiều sâu, chiều dày, thành phần thạch học, khả năng chứa nước và khai thác, chất lượng nước của các tầng chứa nước đến độ sâu 500m.

        Đã phát hiện các tầng chứa nước nhạt ở độ sâu > 300m,với diện tích khá trải rộng từ trung tâm thành phố Vị Thanh (lỗ khoan LM5) đến ranh giới phía đông (lỗ khoan LM6,  LM10) với điện trở suất 13 – 18ohm.

3. Đề án “Điều tra nguồn nước dưới đất vùng sâu Nam Bộ – pha 3”:

Các kết quả đạt được:

     +/ Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật.

     +/ Các tài liệu nguyên thủy (sổ khoan, sổ bơm, kết quả phân tích mẫu, kết quả tính thông số …) thành lập nghiêm túc, đầy đủ theo qui định. Tài liệu chỉnh lý văn phòng đầy đủ, tuân thủ các quy định.

     +/ Báo cáo kết quả đề án: đã thực hiện đầy đủ các nội dung cần thiết theo đề cương đã được góp ý của Cục Quản lý tài nguyên và đã được phê chuẩn.

     +/ Một số phát hiện chính:

         Đã xác định được diện phân bố, chiều sâu, chiều dày, thành phần thạch học, khả năng chứa nước và khai thác, chất lượng nước của các tầng trong hai vùng.

         Đã đánh giá được trữ lượng cấp C1 là  939m3/ngày, đã bàn giao cho UBND xã Đông Thạnh lỗ khoan S334 để phục vụ cấp nước.

        Khu vực Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp (lỗ khoan S327) không có nước nhạt đạt yêu cầu khai thác phục vụ ăn uống, sinh hoạt.

4. Đề án “Điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất tỉ lệ 1/50.000 vùng Bắc sông Tiền”:

Các kết quả đạt được:

     +/ Dự án đã được Bộ phê duyệt nội dung và Dự toán theo Quyết định số 1675/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2011.

5. Đề án “Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long”:

Các kết quả đạt được:

     +/ Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật.

     +/ Các tài liệu nguyên thủy (bản đồ thực địa tỉ lệ 1/50.000, nhật ký đo vẽ, sổ lấy mẫu nước, giấy gửi mẫu nước, sổ tổng hợp các điểm khảo sát, hộp mẫu lưu địa chất) thành lập nghiêm túc, đầy đủ theo qui định.

     +/ Tài liệu chỉnh lý văn phòng đầy đủ (các bản đồ, tập phiếu, sổ tổng hợp…), tuân thủ các quy định.

     +/ Một số phát hiện chính:

        Kết quả đã thành lập được các mặt cắt địa điện và sơ bộ khoanh định ranh giới, phân bố về chiều sâu và diện (ranh mặn nhạt) của các tầng chứa nước, làm cơ sở định hướng cho bước địa chất tiếp theo.

        Phát hiện  khu vực nước nhạt tầng Holocen ở ven biển phía tây nam với lưu lượng có nơi đạt đến 1,03l/s có thể dùng cung cấp cho ăn uống sinh hoạt của các hộ gia đình.

6. Đề án “Điều tra nguồn nước dưới đất một số vùng đặc biệt thiếu nước sinh hoạt thuộc các tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận”:

Các kết quả đạt được:

     +/ Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật.

     +/ Các tài liệu nguyên thủy (bản đồ thực địa, nhật ký đo vẽ, sổ theo dõi khoan, hút nước thí nghiệm…) thành lập nghiêm túc và đầy đủ theo qui định.

     +/ Tài liệu chỉnh lý văn phòng đầy đủ (các bản đồ, tập phiếu, sổ tổng hợp…), tuân thủ các quy định chung và toàn đề án.

     +/ Các văn bản liên quan đến công tác khai thai dẫn đã được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ.

     +/ Một số phát hiện chính:

        Đã xác định được đối tượng chứa nước có triển vọng chứa nước, khoanh định được diện tích phân bố nước mặn.

        Kết quả đã đạt được 5/7 lỗ khoan có đủ nước khai thác theo yêu cầu của đề án.

        Tổng lượng nước khai thác được bàn giao cho địa phương là 458,35m3/ng (mục tiêu của đề án 192m3/ng).

7. Đề án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất giải pháp ứng phó”:

Các kết quả đạt được:

     +/ Đề án đã hoàn thành tất cả khối lượng thi công theo các Quyết định giao kế hoạch đúng tiến độ, đạt yêu cầu kỹ thuật.

     +/ Các tài liệu nguyên thủy của công tác điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất tỉ lệ 1/200.000 (bao gồm: bản đồ thực địa, sổ khảo sát, bBáo cáo kết quả công tác chuẩn bị, báo cáo kết quả điều tra hiện trạng) và công tác đánh giá tổng quan tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 (nội nghiệp và đo sâu điện) thành lập nghiêm túc và đầy đủ theo qui định.

     +/ Tài liệu chỉnh lý văn phòng đầy đủ (các tập phiếu lỗ khoan, sổ tổng hợp…), thành lập công phu, sạch đẹp đúng quy định.

     +/ Đã thu thập được số liệu hiện trạng khai thác trong toàn vùng là  1.793.024m3/ng tại 488.789 lỗ khoan khai thác các loại (trong đó:  696.029m3/ng của 931 lỗ khoan có lưu lượng > 200m3/ng và 1.096.995m3/ng của 487.858 giếng có lưu lượng <200m3/ng).

     +/ Đã thu thập được lượng tài liệu khá lớn gồm: 706 phiếu lỗ khoan, 301 tài liệu hút nước thí nghiệm,  4.817 mẫu thành phần hóa học, 432 mẫu vi lượng, 1.964 điểm đo sâu điện, 315 điểm đo carota, 57.312 số liệu mực nước (trung bình, lớn nhất, nhỏ  nhất của tháng).

  III. Các nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp môi trường

Đề án “Quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất giai đoạn 2008 – 2010″:

Các kết quả đạt được:

     +/ Bảo đảm vận hành mạng hoạt động bình thường, liên tục, chất lượng tài liệu đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật đề ra.

     +/ Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu động thái nước dưới đất vùng Đồng bằng Nam Bộ.

     +/ Thường xuyên thông báo đặc trưng mực nước và chất lượng đến các địa phương ở Đồng bằng Nam Bộ.

     +/ Hoàn thành các báo cáo chuyên môn về động thái mực nước, thành phần hoá học nước dưới đất.

     +/ Kết quả quan trắc năm 2011 đã đưa ra các đánh giá quan trọng:

     a. Về mực nước: so với năm 2010, các tầng chứa nước phân bố nông nhiều nơi có mực nước dâng cao hơn, phổ biến nhiều nơi với biên độ dâng khá lớn. Trung bình chênh lệch mực nước so với cùng kỳ năm 2010 nhiều nơi đạt giá trị vài chục cm, cá biệt có nơi > 1m (lỗ khoan Q003340 đạt 1,7m). Diễn biến dâng mực nước có nơi thể hiện 3 dạng:

         Dạng 1: Trong tất cả các tháng tại các tầng chứa nước phân bố nông hoặc lộ trên mặt ở Đông nam bộ (qh, qp3, qp2-3, qp1,và n22).

         Dạng 2: Phần lớn các tháng trong năm tại các tầng chứa nước phân bố nông ở Tây Nam bộ (qh và qp3).

         Dạng 3: Chỉ trong các tháng mùa mưa tại các tầng chứa nước phân bố nông ở các tỉnh ven biên giới Việt Nam – Campuchia hoặc các tầng chứa nước khai thác mạnh tại các tỉnh ven biển.

      +/ Xu hướng giảm mực nước so với cùng kỳ nhiều năm trước: mực nước trong tất cả các tầng chứa nước đều có xu hướng giảm, cá biệt trong tầng qh tại khu vực ven biển có xu hướng tăng. Mực nước trong các tầng chứa nước tại các khu vực liên quan đến khai thác ở thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mực nước có xu hướng giảm mạnh.

      +/ Đặc biệt, so với giá trị trung bình nhiều năm:

          Tầng qp2-3: tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh mực nước giảm rất mạnh 7,44m và khu vực Tây Nam bộ mực nước giảm 1,31÷ 2,85m.

          Tầng qp1: tại thành phố Hồ Chí Minh mực nước giảm khoảng 2,91÷8,44m và khu vực Tây Nam bộ giảm 0,25÷2,57m.

          Tầng n22 : khu vực Đông Nam bộ mực nước giảm 1,7 ÷5,24m, tại các khu vực khai thác như thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp giảm 4,80÷8,98m và tại các khu vực ven biển Tây Nam bộ giảm 2,95÷5,28m.

          Tầng n21: ở khu vực Đông Nam bộ mực nước giảm khoảng 2,03m, trung tâm đồng bằng Nam bộ giảm 5,46÷5,92m và các khu vực ven biển giảm khoảng 4,02÷6,53m.

          Tầng tầng n13: ở khu vực Đông Nam bộ mực nước giảm khoảng 2,74m, turng tâm đồng bằng Nam bộ giảm 5,34m và các khu vực ven biển giảm khoảng 1,55m.

          Tầng chứa nước trong đá Bazan mực nước giảm 2,79m.

    b. Về thành phần hoá học: đánh giá chất lượng nước dưới đất cho các tầng chứa nước chủ yếu ở đồng bằng Nam bộ vào thời kỳ mùa khô năm 2011 theo QCVN 09:2008 và so sánh với cùng kỳ năm 2010 cho thấy đễn biến thành phần hóa học có các xu hướng chính sau:

     +/ Xu hướng giảm chất lượng: tầng qh và n13: do tăng về số lượng công trình có chỉ tiêu vượt và tăng về số lượng chỉ tiêu vượt quy chuẩn.

     +/ Xu hướng được cải thiện: tầng qp2-3: do giảm về số lượng công trình có chỉ tiêu vượt đồng thời cũng giảm về số lượng chỉ tiêu vượt.

     +/ Xu hướng ổn định: tầng qp3.

     +/ Ba tầng còn lại biến đổi đan xen nhau: tầng qp1 và n21 giảm số lượng công trình có chỉ tiêu vượt nhưng tăng số lượng chỉ tiêu vượt. Ngược lại, tầng n22 tăng số lượng công trình có chỉ tiêu vượt nhưng giảm số lượng chỉ tiêu vượt.

IV. Đề tài, dự án độc lập cấp Bộ

     1. Hai đề tài KHCN đã hoàn thành và đã được Bộ phê chuẩn:

     +/ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khoan tuần hoàn ngược khi khoan trong đá cứng để khoan các giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất vùng Đông Nam Bộ.

     +/ Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật địa hóa, địa vật lý, đồng vị để đánh giá sự dịch chuyển của một số nguyên tố và hợp chất độc hại tại bãi rác Đông Thạnh, Tp. HCM.

     2. Đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu năm thứ nhất của đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của tài nguyên nước dưới đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai”

     Năm 2011 Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Khối lượng thực hiện đầy đủ, các tài liệu nguyên thủy tin cậy, được chỉnh lý tuân thủ theo các qui định và bảo đảm chất lượng. Quá trình thực hiện tuân thủ theo mục tiêu, phương pháp, trình tự thi công của các đề án, dự án, đề tài đã được phê duyệt.

 

 

(CWRPI)