Năm 2010, giá sử dụng nước tại 30 đô thị lớn ở Mỹ đã tăng trung bình 9.4% đối với các đối tượng sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Giá tăng lên đến 8.4% đối với mức tiêu thụ trung bình (100 gallons/người/ngày) và tăng tại mức không đáng kể đối với các khách hàng có mức tiêu thụ cao (150 gallons/người/ngày), cao hơn một chút so với mức tiêu thụ thấp.
Kể từ khi các mức giá được xác định dựa trên các yếu tố về chi phí dịch vụ và các quyết định về doanh thu tùy thuộc theo đặc điểm của từng nơi, thì việc so sánh giá nước giữa các thành phố trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, một xu hướng vẫn đang nổi lên và ngày một hiện lên rõ ràng: giá nước đang ngày một tăng.
Năm 2011, mức tăng lớn nhất tại bang Indianapolis là 29.3% (đối với mức tiêu thụ trung bình), bang Milwaukee là 25.4% và Houston là 24.3%. Tại 2 thành phố khác là Fresno và Chicago, giá không đổi từ tháng 4 năm nay, tuy nhiên tốc độ tăng cũng ngày càng cao trong các năm gần đây. Từ 2007 đến 2010, chi phí cho việc sử dụng nước đã gấp đôi ở Fresno, tương tự tại Chicago.
Nguyên nhân dẫn đến tăng giá
Giá nước cao bởi sự tăng lên đối với các chi phí đầu vào như thuốc hóa học, năng lượng, lao động và bản thân nước cũng đang dần trở nên đắt đỏ. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào đặc điểm và điều kiện tại mỗi vùng, địa phương. Nếu chất lượng nước kém sẽ cần tiến hành nhiều các phương pháp xử lý hơn đòi hỏi sử dụng thêm các chi phí cho năng lượng và hóa học, tương tự, tại những nơi mực nước ngầm đang dần hạ thấp, thì để có được nguồn nước buộc người dân phải tìm đến những giếng khoan ngày càng sâu với số tiền ngày một nhiều.
Thêm vào đó, trong những năm trở lại đây, nhiều quy định về chất lượng nước được ban hành với các tiêu chuẩn khắt khe nhằm kiểm soát chặt chẽ nồng độ Arsennic (thạch tín) trong nước sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân tăng thêm chi phí. Các quy định về thạch tín được phê duyệt bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường năm 2006 đã buộc nhiều cơ sở phải tăng gấp đôi mức giá.
Sự xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng ngành nước buộc các thành phố phải tăng cường đầu tư vào các dự án thay thế bổ sung tốn kém cũng khiến cho chi phí vận hành không có dấu hiệu giảm. Nhiều nơi, hệ thống đường ống được lắp đặt từ cách đây 100 năm và sử dụng các vật liệu chất lượng thấp trong thời kỳ Thế chiến thứ II.
Đâu là giải pháp thích ứng?
Để giữ cho giá nước tăng ở mức độ thấp nhất có thể, bình ổn tâm lý người dùng và đáp ứng mọi tiêu chuẩn được đề ra, các doanh nghiệp cung cấp nước đang tiến hành tinh giản hóa hệ thống vận hành, sáp nhập các bộ phận và tinh giảm biển chế. Một ví dụ điển hình là Phoenix, bằng việc giảm thiểu ngân sách đối với công tác vận hành, thành phố đã tiết kiệm được 10 triệu đô. Tuy nhiên, việc tối giảm các chi phí quản lý không có thể giải quyết được các vấn đề về chi phí đầu vào đắt đỏ và các áp lực mang tính dài hạn của việc duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng cồng kềnh và ngày càng cần đầu tư.
Tính hiệu quả là chìa khóa để giúp toàn bộ hệ thống tránh được sự thay đổi của chi phí sản xuất trong ngắn hạn và vốn đầu tư trong dài hạn tuy nhiên người dân cũng cần thích ứng được với mức giá cao hơn của việc sử dụng nước và điều này sẽ góp phần phản ánh được chi phí thực của dịch vụ cung cấp.
Dòng đầu tư đổ về thiết bị đo đạc
Một nguyên tắc đặt ra trong lĩnh vực kinh doanh đó là: Chúng ta không thể quản lý cái mà chúng ta không thể đo lường được và điều đó cũng tương tự là chúng ta không thể thu phí một cách chính xác đối với những thứ mà chúng ta không đo lường. Vì vậy, hiện rất nhiều thành phố đang tiến hành lắp đặt các đồng hồ đo nước với công nghệ thông minh. Đồng hồ đo nước không còn là một khái niệm mới, đây là thiết bị đã và đang được lắp đặt phổ biến ở hầu hết các thành phố, tuy nhiên để công tác đo lường được thực hiện được một cách triệt để thì quá trình này lại tiến triển rất chậm, đặc biệt tại các thành phố cổ và những nơi có nguồn nước dồi dào. Như tại Chicago, khoảng 71% số khách hàng trả hóa đơn nước dựa theo chiều rộng hoặc diện tích của khu nhà mình hiện đang sinh sống chứ không dựa theo số lượng họ sử dụng là bao nhiêu.
Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và yêu cầu về hiệu quả – chi phí, các thành phố đang tiến hành các chương trình đầu tư để tăng cường thêm các đồng hồ đo nước tại những nơi không có hoặc trở nên lạc hậu với hy vọng rằng, công nghệ thông minh sẽ giúp giảm thiểu các chi phí đo đạc và thu phí, nâng cao tính chính xác của công tác thu phí, nhanh chóng phát hiện các lỗ rò rỉ và giúp người sử dụng giảm thiểu lượng nước sử dụng. Thiết bị đo đạc mới này sẽ cập nhật dữ liệu hàng giờ, giúp phát hiện ra nhiều các lỗi nhỏ hơn chế độ đo đặc thủ công thực hiện hàng tháng.
Năm 2011, mức tăng lớn nhất tại bang Indianapolis là 29.3% (đối với mức tiêu thụ trung bình), bang Milwaukee là 25.4% và Houston là 24.3%. Tại 2 thành phố khác là Fresno và Chicago, giá không đổi từ tháng 4 năm nay, tuy nhiên tốc độ tăng cũng ngày càng cao trong các năm gần đây. Từ 2007 đến 2010, chi phí cho việc sử dụng nước đã gấp đôi ở Fresno, tương tự tại Chicago.
Nguyên nhân dẫn đến tăng giá
Giá nước cao bởi sự tăng lên đối với các chi phí đầu vào như thuốc hóa học, năng lượng, lao động và bản thân nước cũng đang dần trở nên đắt đỏ. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào đặc điểm và điều kiện tại mỗi vùng, địa phương. Nếu chất lượng nước kém sẽ cần tiến hành nhiều các phương pháp xử lý hơn đòi hỏi sử dụng thêm các chi phí cho năng lượng và hóa học, tương tự, tại những nơi mực nước ngầm đang dần hạ thấp, thì để có được nguồn nước buộc người dân phải tìm đến những giếng khoan ngày càng sâu với số tiền ngày một nhiều.
Thêm vào đó, trong những năm trở lại đây, nhiều quy định về chất lượng nước được ban hành với các tiêu chuẩn khắt khe nhằm kiểm soát chặt chẽ nồng độ Arsennic (thạch tín) trong nước sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân tăng thêm chi phí. Các quy định về thạch tín được phê duyệt bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường năm 2006 đã buộc nhiều cơ sở phải tăng gấp đôi mức giá.
Sự xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng ngành nước buộc các thành phố phải tăng cường đầu tư vào các dự án thay thế bổ sung tốn kém cũng khiến cho chi phí vận hành không có dấu hiệu giảm. Nhiều nơi, hệ thống đường ống được lắp đặt từ cách đây 100 năm và sử dụng các vật liệu chất lượng thấp trong thời kỳ Thế chiến thứ II.
Đâu là giải pháp thích ứng?
Để giữ cho giá nước tăng ở mức độ thấp nhất có thể, bình ổn tâm lý người dùng và đáp ứng mọi tiêu chuẩn được đề ra, các doanh nghiệp cung cấp nước đang tiến hành tinh giản hóa hệ thống vận hành, sáp nhập các bộ phận và tinh giảm biển chế. Một ví dụ điển hình là Phoenix, bằng việc giảm thiểu ngân sách đối với công tác vận hành, thành phố đã tiết kiệm được 10 triệu đô. Tuy nhiên, việc tối giảm các chi phí quản lý không có thể giải quyết được các vấn đề về chi phí đầu vào đắt đỏ và các áp lực mang tính dài hạn của việc duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng cồng kềnh và ngày càng cần đầu tư.
Tính hiệu quả là chìa khóa để giúp toàn bộ hệ thống tránh được sự thay đổi của chi phí sản xuất trong ngắn hạn và vốn đầu tư trong dài hạn tuy nhiên người dân cũng cần thích ứng được với mức giá cao hơn của việc sử dụng nước và điều này sẽ góp phần phản ánh được chi phí thực của dịch vụ cung cấp.
Dòng đầu tư đổ về thiết bị đo đạc
Một nguyên tắc đặt ra trong lĩnh vực kinh doanh đó là: Chúng ta không thể quản lý cái mà chúng ta không thể đo lường được và điều đó cũng tương tự là chúng ta không thể thu phí một cách chính xác đối với những thứ mà chúng ta không đo lường. Vì vậy, hiện rất nhiều thành phố đang tiến hành lắp đặt các đồng hồ đo nước với công nghệ thông minh. Đồng hồ đo nước không còn là một khái niệm mới, đây là thiết bị đã và đang được lắp đặt phổ biến ở hầu hết các thành phố, tuy nhiên để công tác đo lường được thực hiện được một cách triệt để thì quá trình này lại tiến triển rất chậm, đặc biệt tại các thành phố cổ và những nơi có nguồn nước dồi dào. Như tại Chicago, khoảng 71% số khách hàng trả hóa đơn nước dựa theo chiều rộng hoặc diện tích của khu nhà mình hiện đang sinh sống chứ không dựa theo số lượng họ sử dụng là bao nhiêu.
Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và yêu cầu về hiệu quả – chi phí, các thành phố đang tiến hành các chương trình đầu tư để tăng cường thêm các đồng hồ đo nước tại những nơi không có hoặc trở nên lạc hậu với hy vọng rằng, công nghệ thông minh sẽ giúp giảm thiểu các chi phí đo đạc và thu phí, nâng cao tính chính xác của công tác thu phí, nhanh chóng phát hiện các lỗ rò rỉ và giúp người sử dụng giảm thiểu lượng nước sử dụng. Thiết bị đo đạc mới này sẽ cập nhật dữ liệu hàng giờ, giúp phát hiện ra nhiều các lỗi nhỏ hơn chế độ đo đặc thủ công thực hiện hàng tháng.
Hoàng Hà (Theo Circle of Blue)