Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hiện có các công trình quan trắc ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Các tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trên xuống gồm tầng chứa nước lỗ hổng Holocene (qh) và Pleistocene (qp). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích và đánh giá để dự báo cho tháng 1 và tháng 2 năm 2019. Kết quả được thể hiện như sau
1. Tầng chứa nước Holocene (qh)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 12 có xu thế dâng so với tháng 11 với 22/22 công trình mực nước dâng (xem hình 1). Giá trị mực nước dâng cao nhất là 2,05m tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (QT6a-QN)
Trong tháng 12, mực nước trung bình tháng sâu nhất là 6,39m tại xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (QT9a-QN) và nông nhất là +0,25(*)m tại xã Bình Thới, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (QT2b-QN)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 12 so với cùng thời điểm 1 năm và 4 năm trước không có xu thế rõ ràng
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 1/2019 có xu thế hạ so với thực đo tháng 12/2018 (xem hình 4), với 26/22 công trình mực nước hạ và 6 công trình dâng hạ không đáng kể
2. Tầng chứa nước Pleistocene (qp)
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 12 có xu thế dâng so với tháng 11, với 10/10 công trình có mực nước dâng. Giá trị mực nước dâng cao nhất là 1,63m tại xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (QT9b-QN).
Trong tháng 12, mực nước trung bình tháng sâu nhất là 5,98m tại xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (QT9b-QN) và nông nhất là 0,41m tại xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (QT14-QD).
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 12 so với cùng thời điểm 1 năm và 4 năm trước có xu thế dâng ở Quảng Nam – Đà Nẵng và hạ ở Quảng Ngãi
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 1/2019 cos xu thế hạ so với thực đo tháng 12/2018, với 10/10 công trình có mực nước hạ