Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp,
đồng thời việc gia tăng dân số trong khu vực (năm 2018 dân số là 7,97 triệu người) đã dẫn đến việc phát sinh một lượng lớn các nguồn thải đặc biệt là các nguồn nước thải chưa được xử lý, đổ trực tiếp vào các sông làm suy giảm chất lượng và ô nhiễm các nguồn nước.
Từ kết quả thu thập, rà soát hiện trạng xả nước thải của các dự án đã thực hiện,
các lưu vực sông thuộc Bắc Trung Bộ đang tiếp nhận các nguồn nước thải từ tất cả các
hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện, làng nghề…
* Trên lưu vực sông Mã:
Tính đến tháng 10/2020, trên lưu vực có tổng số 79 công trình được cấp phép xả thải trong đó: 02 công trình được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Công ty nhiệt điện Nghi Sơn 1) và 77 công trình do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Theo Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Điều tra tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước lưu vực sông Mã” thực hiện năm 2006- 2007, hiện trạng xả nước thải trên lưu vực sông Mã cụ thể như sau:
– Nước thải sinh hoạt: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong 01 năm là 93.403.792 m3/năm. Phần lớn nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đúng quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, chỉ mới xử lý sơ bộ hoặc xả trực tiếp vào hệ thống sông, kênh, mương nội đồng. Với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh rất lớn và các thành phần độc hại đi kèm có thể thấy nước thải sinh hoạt là một trong những nguồn gây tác động chính đến thực trạng các vấn đề môi trường nước trong khu vực.
– Cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên lưu vực là 53.466, ước tính nước thải công nghiệp hàng năm khoảng 10.000.000
m3/năm. Các cơ sở có lượng xả thải lớn như nhà máy đường Lam Sơn (4.000 m3/ngđ),
48 nhà máy xi măng Bỉm Sơn (3.840 m3/ngđ)…Tình hình xử lý nước thải cho các cơ sở công nghiệp nhìn chung chưa đạt tiêu chuẩn, một số nhà máy có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc hoạt động chưa hết công suất như: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân; Cty CP thủy sản An Trường Sinh.
– Cơ sở y tế: Trên lưu vực có khoảng hơn 632 bệnh viện, trung tâm y tế. Nước
thải từ các bệnh viện hầu hết được thu vào hệ thống cống chung của từng bệnh viện,
một số bệnh viện có xử lý sơ bộ tuy nhiên nhìn chung nước thải các bệnh viện chưa xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.
– Cơ sở chăn nuôi: Trên lưu vực có 2 khu trang trại chăn nuôi lớn tại huyện
Quảng Xương và Yên Định. Nước thải chăn nuôi được thu gom qua các hố ga chảy
vào rãnh ra ao cá của trang trại, sau đó thải ra ruộng lúa hoặc thu gom vào hầm bioga
và chuyển thành khí đốt phục vụ trong gia đình. Nhìn chung, các khu trang trại này sản xuất theo mô hình khép kín không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đối với các
trang trại mang tính chất hộ gia đình, nước thải hầu hết không được thu gom và xử lý,
chảy thẳng vào cống rãnh của thôn hoặc sông, suối, kênh mương thủy lợi gây mùi hôi
thối khó chịu và ô nhiễm nguồn nước mặt.
* Trên lưu vực sông Cả:
Tính đến tháng 10/2020, trên lưu vực có tổng số 161 công trình được cấp phép xả thải; trong đó 02 công trình được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (Công ty trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh giai đoạn 1-1; Ban Quản lý dự án điện lực dầu khí Vũng Áng – Quảng Trạch) và 159 công trình do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Theo Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Điều tra tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước lưu vực sông Cả” thực hiện năm 2006- 2007, các dự án điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước, quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cho thấy: Trên địa bàn lưu vực có tổng số hơn 16.000 điểm xả nước thải từ tất cả các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, y tế, làng nghề…Trong đó:
– Cơ sở sản xuất công nghiệp: Trên lưu vực có 3.597 cơ sở sản xuất công nghiệp. Các loại hình sản xuất bao gồm: khai thác, chế biến khoáng sản kim loại, chế biến bột đá, đá ốp lát, cơ sở chế biến thủy sản; chế biến nông sản và thực phẩm. Trong đó, có 3/7 Khu công nghiệp chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung; 14/22 Cụm công nghiệp đi vào hoạt độngchưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễmnhư: Công ty cổ phần Bia Hà Nội (Nghệ An), xí nghiệp giấy vệ sinh An Châu…
– Cơ sở kinh doanh – dịch vụ: Trên toàn vùng có 10.417 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại, nhà hàng, khách sạn lớn…; trong đó các cơ sở kinh doanh lớn đã có hệ thống xử lý nước thải, các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ đa phần chưa có hệ thống
thu gom và xử lý nước thải.
– Cơ sở y tế: Trên lưu vực có 731 cơ sở hoạt động khám chữa bệnh; trong đó có 60 cơ sở y tế đã có hệ thống thu gom, 100% các trạm y tế xã chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng để xử lý nước thải phát sinh trong cơ sở. Một số cơ sở y tế
gây ô nhiễm như: Bệnh viện đa khoa Quỳ Hợp, Bệnh viện ung bướu Nghệ An.
– Cơ sở chăn nuôi: Tổng số có 326 cơ sở chăn nuôi; trong đó các trang trại chăn nuôi lớn đa phần đã có hệ thống thu gom, xử lý như: Trang trại lợn Thái Dương, Đại Thành Lộc – Nam Hưng (Nam Đàn), Hân Diệu (Nam Đàn) với lưu lượng nước thải lên đến hơn 100m3/ngđ; trang trại bò sữa của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn)… Đối với các trang trại nhỏ mang tính hộ gia đình hầu hết chưa có hệ thống xử lý. Đặc biệt tại một số cơ sở có hệ thống xử lý nước thải không phù hợp với tính chất nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải mang tính chất đối phó gây ô nhiễm môi trường như: Trang trại Nguyễn Văn Đáo, trang trại Nguyễn Hữu Hải (Tân Kỳ); hợp tác xã Tân Trường Sinh (Lộc Hà) và trang trại Nguyễn Đình Thắng (Can Lộc)…
* Trên lưu vực sông Gianh:
Tính đến tháng 10/2020, trên lưu vực có tổng số 26 công trình được cấp phép xả thải trong đó: 01 công trình được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường và Phát triển đô thị Quảng Bình) và 25 công trình do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Theo Báo cáo kết quả dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước, thống kê các nguồn nước bị ô nhiễm, phân vùng xả nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm bảo vệ nguồn nước trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu gây ra” thực hiện năm 2016-2018, hiện trạng xả nước thải trên lưu vực sông Gianh cụ thể như sau:
– Nước thải sinh hoạt: Tổng lưu lượng xả thải là 600 m3/ngày đêm. Phần lớn
nước thải sinh hoạt chỉ mới xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường hoặc xả trực tiếp
vào hệ thống sông, kênh, mương nội đồng, là một trong những nguồn gây tác động rất
lớn đến môi trường nước trong khu vực.
– Cơ sở sản xuất công nghiệp: Có 41 cơ sở sản xuất với lưu lượng xả thải là 2.265 m3/ngày đêm. Các loại hình sản xuất bao gồm: khai thác, sản xuất xi măng và clinker, chế biến gỗ ván ép, may mặc, chế biến thủy sản… Các cơ sở này phần lớn đều có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp để bảo đảm chất lượng nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường.
– Cơ sở kinh doanh – dịch vụ: Trên toàn lưu vực có 786 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại, nhà hàng, khách sạn lớn…; trong đó các cơ sở kinh doanh lớn đã có hệ thống xử lý nước thải, các hộ kinh doanh nhỏ đa phần chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
– Cơ sở y tế: Có 364 cơ sở hoạt động khám chữa bệnh; trong đó có 25 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa, 152 trạm y tế xã, 100% các trạm y tế xã chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng để xử lý nước thải phát sinh trong cơ sở.
– Cơ sở chăn nuôi: Trên toàn lưu vực hiện có 504 cơ sở chăn nuôi; trong đó các cơ sở chăn nuôi lớn đa phần đã có hệ thống thu gom, xử lý bên cạnh đó vẫn còn một số cơ sở chăn nuôi xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường như: cơ sở chăn nuôi bò thịt áp dụng công nghệ cao tại thị trấn Nông trường Việt Trung (Bố Trạch) của Công ty trách nhệm hữu hạn Chăn nuôi Hòa Phát Quảng Bình và trang trại chăn nuôi trâu, bò của Công ty trách nhệm hữu hạn Đoàn Kết Phú Quý. Đối với các trang trại nhỏ mang tính hộ gia đình hầu hếtchưa có hệ thống thu gom, xử lý.
* Trên lưu vực sông Bến Hải:
Tính đến tháng 10/2020 trên lưu vực có tổng số 11 công trình được Sở Tài
nguyên và Môi trường cấp phép xả thải. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và
Môi trường các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình năm 2018, lưu vực sông Bến Hải đang
tiếp nhận nước thải từ tất cả các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp, công nghiệp,
sinh hoạt, y tế, làng nghề…
– Nước thải sinh hoạt: Phần lớn chưa được xử lý đúng quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, chỉ mới xử lý sơ bộ hoặc xả trực tiếp vào hệ thống sông, kênh, mương nội đồng gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
– Cơ sở sản xuất công nghiệp: Hiện tại trên lưu vực có 3 khu công nghiệp nhưng chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung; 17 cụm công nghiệp (13 cụm 51 công nghiệp đã đi vào hoạt động) và có 01 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số làng nghề truyền thống gây ô nhiễm trên lưu vực: làng bún Cẩm Thạch, làng bún Linh Chiểu, làng bún Thượng Trạch…
– Cơ sở kinh doanh – dịch vụ: đa phần chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Hiện có 06 chợ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong lưu vực gồm: Khe Sanh, Bồ Bản, Mỹ Chánh, Cam Lộ, Cầu và Đông Hà.
– Cơ sở y tế: Hầu hết các bệnh viện trên lưu vực đã có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn. Tuy nhiên 100% các trạm y tế xã chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng. Một số bệnh viện nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: Bệnh viện đa khoa thành phố Đông Hà, bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải và bệnh viện điều dưỡng Cửa Tùng.
– Cơ sở chăn nuôi: Trên toàn lưu vực có 58 cơ sở chăn nuôi; trong đó các cơ sở chăn nuôi lớn đa phần đã có hệ thống thu gom, xử lý (điển hình trang trại nuôi lợn nái công nghệ cao khép kín của chị Nguyễn Thị Anh Đào, Hải Hòa, Hồ Xá, Vĩnh Linh), bên cạnh đó vẫn còn một số trang trại gây ô nhiễm môi trường như trang trại lợn của Công ty cổ phần Việt Nam – chi nhánh Quảng Trị (Thôn 1 – Triệu Lăng – Triệu Phong). Đối với các trang trại nhỏ mang tính hộ gia đình hầu hết chưa có hệ thống xử lý.
* Trên lưu vực sông Hương:
Tính đến tháng 10/2020, trên lưu vực có tổng số 25 công trình được cấp phép xả thải trong đó: 01 công trình được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (Công ty trách nhệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp) và 24 công trình được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn lưu vực có tổng số 2.157 điểm xả nước thải từ các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, y tế, làng nghề…Trong đó:
– Cơ sở sản xuất công nghiệp: Trên toàn lưu vực có 386 cơ sở sản xuất. Các loại hình sản xuất công nghiệp bao gồm: khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện, chế biến gỗ, chế tạo máy và sản xuất kim loại… đa phần đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, riêng khu công nghiệp Phú Bài đã đầu tư hệ thống xử lý công suất 5.400 m3/ngày đêm. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh: Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế (Chi nhánh Công ty cổ phần Focover Việt Nam).
– Cơ sở kinh doanh – dịch vụ: Trên toàn lưu vực có 908 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại, nhà hàng, khách sạn lớn…; trong đó đa phần chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
– Cơ sở y tế: Trên toàn lưu vực có 189 cơ sở hoạt động khám chữa bệnh; trong đó 100% các trạm y tế xã chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng để xử lý nước thải phát sinh trong cơ sở.
– Cơ sở chăn nuôi: Trên toàn lưu vực có 70 trang trại chăn nuôi; trong đó đa phần chưa có hệ thống xử lý. Một số trang trại gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực như: khu trang trại của công ty cổ phần đầu tư AGRY; trang trại chăn nuôi heo của hợp tác xã nông nghiệp Điền Hòa…
Về hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông: Hiện trên
các lưu vực sông thuộc khu vực nghiên cứu đang tiếp nhận phần lớn các nguồn thải
chưa được xử lý hoặc được xử lý sơ bộ rồi xả trực tiếp vào các sông, suối. Các dự án
đã điều tra từ nhiều năm trước (trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình) và chưa
được thực hiện một cách đồng bộ trên toàn bộ các lưu vực sông. Do đó song song với
việc tham khảo các thông tin từ các dự án trên, cần thiết phải tiến hành điều tra bổ
sung dữ liệu về các nguồn thải trên các lưu vực sông.
Các dự án, đề án chưa tiến hành đánh giá tác động của việc xả nước thải vào
các nguồn nước đặc biệt là khả năng tiếp nhận nước thải của các nguồn nước. Trong
dự án này sẽ tiến hành tính toán sức chịu tải của nguồn nước sau khi thu thập thông tin
các nguồn xả thải và đánh giá hiện trạng xả thải của các lưu vực sông trong khu vực
Bắc Trung Bộ.