Trung tâm cần một kết quả rõ ràng, mang tính thực tiễn cao có thể áp dụng vào công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam

vv330Đây là Thông điệp chính của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia tại cuộc Hội thảo “ Lập kế hoạch Dự án mới giai đoạn 2015 – 2016” Do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia (QHĐTTNN QG) phối hợp với Viện Khoa học Địa chất – Tài nguyên Liên Bang Đức (BGR) tỏ chức tại Hà Nội vào ngày 14 tháng 10 năm 2013 tại khách sạn Hà Nội Club, Hà Nội. Tham dự Hội thảo có ông Tống Ngọc Thanh – Phó Tổng giám đốc phụ trách Trung tâm, ông Jens Boehme – Kiến trúc sư trưởng của dự án IGPVN, bà Dorit Lehrack – Tư vấn độc lập cùng các đại biểu tham dự đến từ Viện Khoa học Địa chất – Tài nguyên Liên Bang Đức (BGR) và Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia.

 

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nghe ông Baumle đến từ BGR trình bày về những hiểu biết về nước dưới đất từ chuyến công tác thực địa – đề xuất hướng can thiệp từ góc độ kỹ thuật. Tại bài tham luận này, TS. Baumle đã nêu lên những thách thức không nhỏ của nguốn nước ngầm tại các tỉnh thực địa thuộc đồng bằng song Cửu Long như: Vấn đề xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, việc đánh giá tài nguyên nước dưới đất gặp nhiều khó khăn do chưa hiểu biết thấu đáo về cơ chế bổ cập, việc khai thác quá mức nguốn nước dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn và cạn kiệt nguồn nước dưới đất, chất lượng nước mặt và nước dưới đất tầng qh nghèo nàn, có thể có nguy cơ nghiễm asen từ các lớp cách nước phía dưới do khai thác quá mức và nguy cơ dẫn đến sụt lún đất. TS. Baumle cũng đã kiến nghị trong pha 3 của dự án, cần mo tả rõ hơn về cơ chế dòng chảy nước dưới đất tại các địa phương tham gia dự án cũng như đánh giá đầy đủ và lập bản đồ các điểm khai thác, mực nước tính, mực nước động tại tất cả các giếng hiện có, xác định các khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn cao và vùng có nguy cơ xâm nhập mặn thấp. Các kết quả sẽ được tóm tắt thành một hướng dẫn kỹ thuật khai thác nước dưới đất an toàn vùng ven biển Việt Nam.

vv332

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Tống Ngọc Thanh – Phó giám đốc Phụ trách Trung tâm nhấn mạnh : Trung tâm cần một kết quả rõ ràng, mang tính thực tiễn cao có thể áp dụng vào công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam. Ông Thanh nhất trí với các đề xuất của BGR, tuy nhiên, các kết quả của dự án khi hoàn thành cần phải cụ thể hơn, có thể áp dụng một cách có hiệu quả vào công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam. TS Thanh mong muốn, khi đánh giá được trữ lượng khai thác an toàn phải nêu ra được mức khai thác bền vững cũng như phải xây dựng được mạng lưới giám sát việc khai thác và quan trắc tài nguyên nước hiệu quả. Đồng thời, TS Thanh mong muốn BGR với bề dày kinh nghiệm và những hiểu biết, kiến thức, phương pháp hiện đại cảu mình có thể giúp Trung tâm đánh giá lại hiện trạng hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất hiện có của Việt Nam trong vùng dự án, tiến thới việc xây dựng một trạm quan trắc mẫu, cách thức quản lý trạm và xử lý số liệu thu thập theo phương pháp hiện đại để từ đó làm mô hình có thể nhân rộng cho các trạm quan trắc sau này. Trung tâm và BGR sẽ cũng nhau phối hợp thực hiện, thiết lập các mô hình 2D xâm nhập mặn để tiến tới có thể xây dựng và hoàn thiện thành mô hình 3D. Ông Thanh cũng kiến nghị BGR hỗ trợ Trung tâm để có thể xuất bản các hướng dẫn kỹ thuật mang tính cụ thể, chi tiết và đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm nhằm kế thừa, phát huy và tiếp tục duy trì các kết quả khi dự án kết thúc cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Trung tâm.

vv336

Hội thảo cũng đã nghe các đề xuất tranh luận từ các đại biểu tham dự. Trong đó, đáng chú ý có những ý kiến đến từ ông Bùi Trần Vượng – Phó Liên đoàn trưởng Liên Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam. Ông Vượng đề xuất: Dự án nên tiến hành mô hình thí điểm hoàn chỉnh cho một khu vực nhỏ (có thể là một huyện, một tỉnh) để lấy đó làm điểm thực hiện cho các vùng khác. Khai thác nguồn nước dưới đất an toàn (ngưỡng khai thác) cần BGR hỗ trợ chỉ ra phương pháp luận cụ thể, cách thức thực hiện để ra được ngưỡng khai thác. Nếu thành công, Trung tâm có thể đệ trình xin Bộ và Chính phủ tiếp thục thực hiện khi dự án kết thúc.

vv334

Kết thúc Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nhất trí với những nội dung làm việc nêu trên và cùng thống nhất sẽ tiếp tục bàn bạc, trao đổi nhằm đưa ra một mục tiêu chung cuối cùng của dự án trước khi trình lên chính phủ Đức và chính phủ Việt Nam, tạo tiền đề cho việc thực hiện pha 3 của dự án trong thời gian sắp tới./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

vv331

vv333

vv338

vv335

vv337

(Thanh Sơn – NAWAPI)