Câu hỏi: Mục tiêu và nội dung nghiên cứu quy trình công nghệ tích nước ngọt trong các tầng chứa nước mặn vùng Đồng bằng Sông Hồng là gì?
Trả lời:
Công nghệ tích trữ nước ngọt trong các tầng chứa nước mặn là một trong nhiều công nghệ được quảng bá như một giải pháp cho sự thiếu hụt nước trong thế kỷ 21. Tính hiệu dụng của công nghệ tích trữ nước ngọt trong các tầng chứa nước mặn được quyết định bởi các điều kiện khí hậu, địa chất và địa chất thủy văn, địa hình, sự tồn tại của nước dưới đất và chất lượng của nguồn nước, các phương thức quản lý, các phương tiện kiểm tra về môi trường và các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng.
Về cơ bản, nước ngọt dư thừa được thâm nhập và được lưu trữ trong các tầng chứa nước thông qua các giếng hay ao thấm, và phục hồi từ cùng một giếng khi cần thiết. càng ngày áp dụng trên toàn thế giới, nó thường là xem là công nghệ được lựa chọn bởi vì nước có thể được lưu trữ trong thời gian dài và phục hồi khi cần thiết; có đủ không gian lưu trữ trên mặt đất; nước cũng được bảo tồn, ví dụ không có tảo phát triển; nguồn nước lưu trữ được bảo vệ khỏi ảnh hưởng bên ngoài, như sự biến động nhiệt độ, bốc hơi, ô nhiễm; loại bỏ sự cần thiết cho quá trình xử lý nước và ngăn ngừa sự tích tụ của các chất thải; tạo ra không gian để lưu trữ nước mưa vào mùa mưa và ngăn ngừa sự mất nước ngọt quý giá.
Công nghệ này được sử dụng ở những nơi chất lượng nước ngầm ban đầu kém do độ mặn cao, hoặc nơi mà chất lượng phù hợp, nhưng khai thác mạng có thể gây ra thiệt hại như là kết quả của tình trạng mất nước.
Nguồn tài nguyên nước dưới đất ở nhiều khu vực đã và đang bị nhiễm mặn, hoặc có dấu hiệu bị nhiễm mặn. Sự có mặt của các diện tích nơi có tầng chứa nước bị mặn và hiện tượng nhiễm mặn các tầng chứa nước đang diễn ra tại một số tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng sông Hồng. Hải Phòng và Nam Định là những vùng có đặc điểm thủy địa hóa phức tạp, tầng chứa nước Holocen và Pleistocen hầu hết đã bị mặn, nước nhạt chỉ tồn tại ở dạng thấu kính. Tại Thái Bình tầng chứa nước Pleistocen nhạt phân bố tập trung ở phía Bắc của tỉnh, với trữ lượng tiềm năng khai thác công nghiệp, nhưng nếu không có các biện pháp ngăn ngừa sẽ có nguy cơ nhanh chóng bị xâm nhập mặn. Theo kết quả quan trắc tài nguyên và môi trường nước dưới đất Đồng bằng Bắc Bộ năm 2015 tốc độ hạ thấp mực nước do khai thác nước trung bình từ năm 1993 đến nay vào khoảng 0,6m/năm
Vùng Đồng bằng sông Hồng có hàng loạt các đồng bằng cấu tạo bởi các trầm tích Kainozoi bở rời được phân chia thành 5 tầng chứa nước lỗ hổng nằm trên các đá cố kết khác nhau. Tầng chứa nước Holocen (qh) nằm ở trên cùng của mặt cắt phân bố rộng rãi, nước nhạt chỉ tồn tại ở dạng thấu kính, nước mặn và nước nhạt phân bố xen kẽ nhau cả theo diện và mặt cắt nên có trữ lượng nước nhạt không lớn. Do đó cần phải có quy trình công nghệ tích trữ nước nhạt trong các tầng chứa nước bị mặn để làm cho nguồn nước vào mùa mưa được lưu giữ lại trong các tầng chứa nước nhiễm mặn, cải thiện chất lượng nước đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng vào mùa khô.
Đó chính là những ý tưởng của việc nghiên cứu với mục tiêu đưa ra là xác định được điều kiện và cấu trúc các tầng chứa nước mặn để phát triển mô hình lưu trữ nước ngọt và xây dựng quy trình công nghệ lưu trữ nước ngọt trong tầng chứa nước mặn.
Để giải quyết được các mục tiêu trên, phải thực hiện những nội dung nghiên cứu chính sau:
– Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan các mô hình công nghệ lưu trữ nước ngọt trong tầng chứa nước mặn trên thế giới nhằm lựa chọn mô hình công nghệ thích hợp đối với vùng Đồng bằng sông Hồng;
– Nội dung 2: Nghiên cứu xác định các khu vực có khả năng lưu trữ nước ngọt trong tầng chứa nước mặn ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
– Nội dung 3: Xây dựng mô hình thí điểm công nghệ lưu trữ nước ngọt trong tầng chứa nước mặn.
– Nội dung 4: Xây dựng bộ tiêu chí áp dụng quy trình công nghệ lưu trữ nước ngọt trong tầng chứa nước mặn.
– Nội dung 5: Đề xuất quy trình công nghệ lưu trữ nước ngọt trong tầng chứa nước mặn ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
– Nội dung 6: Viết báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đề tài.
Nghiên cứu quy trình tạo ra được các kho lưu trữ nước ngọt trong các tầng chứa nước mặn phục vụ khai thác trước mắt cho các mục đích nhằm ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế của địa phương và tạo nguồn nước ngầm dự phòng trong điều kiện nguồn nước mặt không có khả năng khai thác sử dụng.