Theo Quyết định số 196/QĐ-TNNQG, ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, có chức năng điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nước; phân tích, thí nghiệm chất lượng nước; xử lý, cải tạo, phục hồi và bảo vệ các nguồn nước; cung cấp các dịch vụ công về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật. Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Tổng Giám đốc chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ năm năm và hàng năm về điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nước; phân tích, thí nghiệm chất lượng nước; xử lý, cải tạo, phục hồi và bảo vệ các nguồn nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nước:
a) Điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng các nguồn nước; Lập bản đồ chất lượng tài nguyên nước, bản đồ phân vùng chất lượng nước;
b) Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
c) Điều tra, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn các nguồn nước; phân loại các nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
d) Điều tra, đánh giá các loại hình tác hại do nước gây ra;
đ) Điều tra, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước.
3. Phân tích, thí nghiệm chất lượng nước:
a) Chủ trì xây dựng các quy trình kỹ thuật trong công tác lấy, bảo quản mẫu nước và phân tích, thí nghiệm chất lượng nước theo phân công của Tổng Giám đốc;
b) Phân tích, thí nghiệm các chỉ tiêu chất lượng nước ngoài hiện trường;
c) Lấy và phân tích, thí nghiệm trong phòng các chỉ tiêu về: lý học, hóa học, sinh học các nguồn nước;
d) Nghiên cứu mô hình thí nghiệm xử lý, cải tạo, phục hồi và bảo vệ chất lượng các nguồn nước;
đ) Tham gia hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật thực hiện quy trình lấy và phân tích mẫu; kiểm tra kết quả phân tích, đánh giá chất lượng nước của các đơn vị trực thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia theo phân công của Tổng Giám đốc.
4. Xử lý, cải tạo, phục hồi các nguồn nước:
a) Đề xuất và thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn;
b) Thiết kế, thi công các công trình xử lý nước cấp, nước thải;
c) Thiết kế, thi công các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
5. Bảo vệ tài nguyên nước:
a) Lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
b) Xây dựng mạng quan trắc, giám sát chất lượng nước;
c) Xác định ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, khu vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước dưới đất;
d) Lập và xây dựng hành lang bảo vệ các nguồn nước;
đ) Đánh giá mức độ tổn thương các nguồn nước do ô nhiễm và xâm nhập mặn; Đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước;
6. Đề xuất các đề tài, giải pháp khoa học, công nghệ trong lĩnh vực điều tra, đánh giá và bảo vệ chất lượng các nguồn nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
7. Thực hiện các hoạt động dịch vụ về:
– Lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
– Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
– Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
– Lập hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
– Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
– Điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
– Điều tra, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn các nguồn nước; phân loại các nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
– Kiểm kê tài nguyên nước;
– Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước;
– Lập và xây dựng hành lang bảo vệ các nguồn nước;
– Điều tra, khoanh định các đới bảo vệ công trình khai thác nước;
– Điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khai thác nước, lập danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước;
– Đánh giá mức độ tổn thương các nguồn nước do ô nhiễm và xâm nhập mặn; Đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước;
– Điều tra, khoanh định các khu vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước dưới đất;
– Thiết kế, thi công mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước; thực hiện quan trắc, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước và môi trường;
– Lấy và phân tích, thí nghiệm hiện trường và trong phòng các loại mẫu nước, mẫu đất, mẫu đá, mẫu không khí, mẫu vật liệu xây dựng;
– Thiết kế, sản xuất, thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp và nước thải;
– Thiết kế, thi công các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
– Đánh giá tác động môi trường;
– Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước;
– Thực hiện khảo sát địa vật lý, địa chất công trình, địa kỹ thuật, các tai biến địa chất, xử lý nền móng, địa chất thủy văn tháo khô mỏ và công trình ngầm, thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản;
– Điều tra, nghiên cứu địa nhiệt, nước nóng, nước khoáng và bùn khoáng;
– Tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn thẩm định trong các lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, địa chất khoáng sản, địa chất công trình, công nghệ xử lý nước cấp và nước thải;
– Sản xuất, kinh doanh nước khoáng, nước nóng, nước tinh khiết;
– Thực hiện các đề tài, giải pháp khoa học, công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước;
– Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về lĩnh vực tài nguyên nước;
– Thực hiện các dịch vụ khác về lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn tài chính, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức số người làm việc theo chức danh nghề nghiệp; quản lý viên chức, người lao động thuộc Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước theo phân công của Tổng Giám đốc và theo quy định của pháp luật.
10. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc.
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Trung tâm
Trung tâm có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Trung tâm; xây dựng quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Trung tâm.
Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực công tác được phân công.
2. Bộ máy giúp việc Giám đốc
a) Văn phòng.
b) Phòng Kế hoạch – Tài chính.
c) Phòng Điều tra – Bảo vệ tài nguyên nước.
d) Phòng Kỹ thuật – Công nghệ chất lượng nước.
đ) Phòng Thí nghiệm.
e) Xưởng sản xuất nước tinh khiết.
Chi tiết xem tại: