Ngày nay, tài nguyên nước là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của con người. Trong bối cảnh đó, việc điều tra và đánh giá tình hình tài nguyên nước mặt trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Tại Việt Nam, sông Lô – một trong những con sông quan trọng của miền Bắc – đã trở thành đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu trong việc đánh giá tình trạng tài nguyên nước mặt thượng nguồn. Kết quả của điều tra gần đây đã đưa ra tình hình tài nguyên nước mặt thượng nguồn sông Lô.
Về tài nguyên nước mưa: Tổng lượng nước mưa trong khu vực dự án là 11.327 triệu m3 tương ứng với lượng mưa X0 = 2550 mm. Trong đó các dòng chính: lượng mưa trung bình nhiều năm trên sông Miện là 1916 mm, tổng lượng mưa năm là 1902,8 triệu m3/năm, Ngòi Sảo có tổng lượng tài nguyên nước mưa là 1567,4 triệu m3, sông Con có tổng lượng tài nguyên nước mưa mà 3223,1 triệu m3.
Bản đồ rà soát khu vực đánh giá nước mặt
Tài nguyên nước mặt:
+ Thượng nguồn sông Lô có sông Miện là sông cấp 2 bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam đi qua địa phận tỉnh Giang với tổng lượng là 0,72 tỷ m3/năm và sông Miện trước khi nhập lưu với sông Lô có tổng lượng là 1,268 tỷ m3/năm. Thượng nguồn sông Lô thuộc địa phận tỉnh Hà Giang có 5 sông cấp 2 nhập lưu trực tiếp vào sông Lô bao gồm: Suối Vạt 0,297 tỷ m3/năm, Nậm Dầu 0,229 m3/năm, Nậm Má 0,251 m3/năm, Nậm Am 0,439 m3/năm, Trung Thành 0,1113 tỷ m3/năm.
+ Dòng chính sông Lô về phía thượng nguồn chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam đi qua tỉnh Hà Giang với 3,522 tỷ m3/năm. Tiếp đó sau nhập lưu sông sông Miện đi thêm một khoảng nữa tại trạm thủy văn Đạo Đức thì tổng lượng tài nguyên nước là 4,73 tỷ m3/năm. Dòng chính sông Lô trước khi ra khỏi tỉnh Hà Giang có tổng lượng là 6,628 tỷ m3/năm.
+ Sông Con bắt nguồn từ huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang, chảy theo hướng dòng chảy trước khi đi đến huyện Quang Bình thì có dòng chảy sông Nậm Li nhập lưu với tổng lượng 0,17 tỷ m3/năm. Sau khi nhập lưu, đến khi chảy vào huyện Quang Bình, sông Con có tổng lượng dòng chảy là 0,30 tỷ m3/năm. Dòng chảy sông Con có Ngòi Giang và suối Bạc nhập lưu với tổng lượng dòng chảy lần lượt là 0,13 tỷ m3/năm và 0,72 tỷ m3/năm. Sông Tràng Thâm chiều dài 28 km nhập lưu với tổng lượng là 0,2 tỷ m3/năm, tiếp đó là sông Ngòi Thúy nhập lưu với 0,1 tỷ m3/năm (sông Ngòi Thúy một phần thuộc huyện Bắc Quang, sông chảy từ Bắc Quang đến huyện Quang Bình với tổng lượng là 0,07 tỷ m3/năm). Ngòi Kim là sông cấp 3 có chiều dài 38 km chảy từ tỉnh Yên Bái sang Hà Giang qua huyện Quang Bình với tổng lượng là 0,03 tỷ m3/năm,tiếp đó nhận một lượng tài nguyên từ Ngòi Trùng (tổng lượng 0,06 tỷ m3/năm), đến trước khi nhập lưu sông Con thì sông có tổng lượng dòng chảy là 0,23 tỷ m3/năm.
Tổng lượng tài nguyên nước lưu vực sông Con sau khi các sông cấp 3 nhập lưu (Nậm Li, Suối Chừng, sông Re, Ngòi Giang, suối Bạc, Ngòi Kim, Ngòi Thúy) và trước khi nhập lưu sông Lô là 2,34 tỷ m3/năm.
Chất lượng nước: Giá trị WQI cho thấy chất lượng nước khu vực này còn khá tốt.
Chất lượng nước trên sông Con và các sông suối nhánh đổ vào sông Con chất lượng nước khá tốt đáp ứng cho dùng nước sinh hoạt và các nhu cầu khác. Riêng chất lượng nước trên sông Con có nhiều sự biến động về PH và DO, vì vậy cần có xử lý khi cấp nước cho sinh hoạt. Chất lượng dòng nhánh sông Lô và dòng chính sông Lô có dấu hiệu ô nhiễm tại đoạn sông chảy qua khu vực thành phố Hà Giang. Cụ thể 5 mẫu trên sông Lô cho giá trị các thông số đều nằm dưới ngưỡng A2 QCVN 08- MT:2015/BTNMT. 04 mẫu trên sông Miện cho thấy 02 mẫu phía hạ lưu sông Miện (SMH2 và SMH18) có giá trị Nitơrit (NO-2) có giá trị vượt quá giới hạn A2 và B1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng bởi hoạt động xả thải của xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang qua các hệ thống suối nhỏ sau đó chảy vào sông Miện. Các suối nhánh chất lượng nước tốt giá trị các thông số đều nằm dưới ngưỡng A2 QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Số liệu từ mạng quan trắc địa phương và dự án sức chịu tải cho thấy sự gia tăng hàm lượng TSS từ năm 2016-2020, sự ô nhiễm bởi hàm lượng NH4+ và hàm lượng Phot-pho vượt quy chuẩn tại một số thời điểm năm 2022.
Về khả năng đáp ứng nguồn nước: đa phần các sông suối chưa vượt ngưỡng khai thác, tuy nhiên lượng nước thiếu chủ yếu tập trung vào mùa khô và khó khăn lấy nước do đặc thù địa hình miền núi.