Họp triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ “Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” năm 2022

Sáng ngày 11/01/2022 tại Trụ sở Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã diễn ra cuộc họp triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ “Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” năm 2022 của các đơn vị thuộc Trung tâm. Tham dự cuộc họp có Tổng Giám đốc Tống Ngọc Thanh – chủ trì cuộc họp, Phó tổng giám đốc Triệu Đức Huy, Phó tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Hà, đại diện các Ban của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam, Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước, Trung tâm Dữ liệu tài nguyên nước.

Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tống Ngọc Thanh                                                             chủ trì cuộc họp.

Báo cáo tại cuộc họp, Trưởng ban Ban Quy hoạch tài nguyên nước Đỗ Trường Sinh cho biết, nhiệm vụ “Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được lập quy hoạch trên 13 tỉnh/thành phố với tổng diện tích 39.945 km2 và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được lập quy hoạch trên 25 tỉnh/thành phố với tổng diện tích 88.680 km2; đối tượng nghiên cứu là nước mặt và nước dưới đất; thời gian thực hiện là 24 tháng (2021-2022). Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ “Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” năm 2022 như sau:

Mục tiêu: Hoàn thành công tác lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 12/2022

Nội dung thực hiện: điều tra, thu thập tài liệu số liệu (Số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội; khí tượng, thủy văn, chất lượng nước; bản đồ, mặt cắt; khai thác, sử dụng nước; tài liệu khác); xây dựng mô hình (hoàn thiện mô hình thủy văn; mô hình thủy lực một chiều; mô hình nước dưới đất; mô hình cân bằng nước); đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước; dự báo xu thế biến động tài nguyên nước và nhu cầu nước (dự báo xu thế biến động tài nguyên nước mặt, nước dưới đất; dự báo nhu cầu nước); phân vùng chức năng nguồn nước (hoàn thành phân vùng chức năng nguồn nước mặt cho các sông, đoạn sông; hoàn thành phân vùng nước dưới đất; xác định chỉ tiêu chất lượng nước cho các sông, đoạn sông trong kỳ quy hoạch); nguồn nước dự phòng cấp nước cho sinh hoạt (xác định, lựa chọn nguồn nước, vị trí nguồn nước bảo đảm phù hợp để dự phòng cấp nước sinh hoạt cho khu vực dân cư có nguy cơ xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; tính toán lượng nước dự phòng cho sinh hoạt); dòng chảy tối thiểu (xác định các vị trí tính toán dòng chảy tối thiểu trên các sông, đoạn sông; xác định, lựa chọn giá trị dòng chảy tối thiểu tại các vị trí); điều hòa, phân bổ nguồn nước, bảo vệ và phòng chống tác hại do nước gây ra; xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, chất lượng nước và giám sát xả nước thải vào nguồn nước; xây dựng sản phẩm quy hoạch; hội thảo tham vấn, lấy ý kiến quy hoạch; thẩm định, trình duyệt.

          Trưởng ban Ban Quy hoạch tài nguyên nước Đỗ Trường Sinh báo cáo tai cuộc họp.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Tổng giám đốc Tống Ngọc Thanh cho biết, kế hoạch triển khai nhiệm vụ của Ban Quy hoạch tài nguyên nước có cách thức trình bày, tổ chức rất chi tiết, cơ bản thống nhất với nội dung của kế hoạch. Tổng giám đốc đề nghị Ban Quy hoạch tài nguyên nước xây dựng dự thảo quyết định phân vùng nhiệm vụ cho các đơn vị (nội dung công việc, sản phẩm), dự thảo thư mời chuyên gia. Trung tâm sẽ luôn bám sát và đồng hành cùng Ban hoàn thành sớm hai nhiệm vụ quy hoạch để trình chính phủ.

                                                     Toàn cảnh họp trực tuyến.